Đồ đồng Việt Dovi

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Văn khấn ngày Rằm, mùng 1 hàng tháng

Theo phong tục của người Việt từ xa xưa, cứ vào ngày mồng Một và Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên. Hôm nay là Rằm tháng 6, Dovi xin chia sẻ tới bạn đọc bài văn khấn ngày Rằm, mùng 1 hàng tháng để tham khảo.

Ý nghĩa:
Vào ngày rằm, mùng 1 háng tháng, các gia đình người Việt thường thắp hương gia tiên, thổ thần
Theo tục lệ xưa để lại, cứ vào ngày mồng Một và chiều tối ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng trên bàn thờ gia tiên cúng Gia tiên và Gia thần để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt… .
Sắm lễ:
Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng.
Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ nặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn. Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.
Văn khấn thần Thổ Công và các vị thần (Vào ngày mùng Một và ngày Rằm)
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Thần quân
- Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
- Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
- Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………. Ngụ tại:…………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Sưu tầm
Tags: văn khấn ngày rằm, cách đặt bàn thờ gia tiênvăn khấn ngày rằm mùng một, bài khấn ngày rằm, bài văn khấn ngày rằm, văn khấn ngày rằm và mồng một hàng tháng, bài văn khấn ngày rằm mùng 1, sắp xếp bàn thờ gia tiên

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Bài trí tượng Phật trong nhà cần chú ý những điều gì?

Để cầu bình an, may mắn và tiền tài, nhiều gia đình thường bài trí tượng Phật trong nhà hay đeo vòng hộ mệnh trên cổ. Tuy nhiên, bạn cần biết những điều sau để biết cách bài trí và sắp xếp đúng cách nhé!

*** Bài liên quan:
Không nên mua tượng Phật một cách ngẫu hứng, tùy tiện
1. Đừng đối xử với các bản vẽ hoặc bùa giống như đồ cổ và giữ chúng an toàn trong két sắt. Nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự an toàn của gia đình.
2. Không đặt những bức tranh vẽ Phật bên trong phòng ngủ.
3. Nếu bức tranh vẽ Phật vì một số lí do bị hỏng, bị rách hay bị bẩn, bạn đừng nên vứt đi mà nên mang đến đền chùa để cúng rồi đốt với giấy hương.
4. Nếu bạn treo bùa hộ mệnh trong xe ô tô, nên đặt ở vị trí phía trước đầu xe để giúp gia đình luôn bình an qua mọi nẻo đường.
5. Không nên cất tranh, bùa hộ mệnh trong ngăn kéo.
6. Không cuộn tranh Phật vì gia chủ có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, mắc các bệnh đau đầu.
7. Nếu có vết bẩn hay rách một vết nhỏ trên bức tranh, nó phải được sửa chữa càng sớm càng tốt, nếu không có thể mắc các bệnh tiêu hóa hay bệnh lạ.
8. Không nên mua tượng Phật một cách ngẫu hứng, tùy tiện. Trong nhà chỉ nên thờ nhiều nhất là ba vị và phải sắp đặt chung một bàn, càng nhiều tượng Phật thì người sống trong nhà càng cảm thấy phân tâm, bất an.
9. Nếu tượng Phật không may bị vỡ, không nên dùng chổi quét và vứt tùy tiện mà phải dùng giấy vàng gói lại, vào ngày mùng một, ba, năm, bảy, chín đốt dưới nắng, tiễn tượng Phật quy vị. Nếu ngón tay tượng Phật bị gãy thì nên dùng giấy đỏ cuộn lên rồi lắp vào, nếu thân Phật có vỡ, nên dán lại bằng giấy đỏ.
10. Khi đặt tượng Phật lên bàn thờ, dưới tượng phải để một đĩa có giấy đỏ nhằm tỏ lòng thành kính và trang trọng đối với Phật.
11. Bàn thờ Phật không được bày theo hứng mà phải đặt chính giữa nhà. Bàn thờ ông bà thì nên thờ một bên. Nếu nhà cao tầng thì thờ Phật ở tầng trên. Tại bàn thờ Phật thì không nên để tạp vật nào khác, ngoài bình bông, lư hương, chân đèn và đĩa quả. Những vật này, mỗi ngày cần được săn sóc lau quét sạch sẽ.
12. Trong khi thờ Tam thế Phật, phải sắp đặt chung một bàn. Nếu tượng lồng kính thì nên đặt ngay thẳng, không được cái cao, cái thấp, cũng không được cái to, cái bé; còn với tượng gỗ, tượng đồng, tượng sành, thì để ngang hàng đồng bậc, không nên để tầng trên, cấp dưới.
Tags: bai tri tuong phat, bài trí tượng phật, bài trí tượng phật trong nhà, bai tri tuong phat trong nha, bàn thờ phậtbàn thờ phật tại giabàn thờ gia tiên

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

6 điều kiêng kỵ đầu tháng bắt buộc bạn phải nhớ

Trong dân gian, mùng 1 đầu tháng là ngày rất được chú ý vì có nhiều điều phải kiêng kỵ đầu tháng để không rước vận đen vào người trong cả tháng đó. Tùy theo quan niệm của từng địa phương mà ngày đầu tháng được hiểu khác nhau. Có nơi gọi là ngày đầu tháng tức là ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng nhưng cũng có một số nơi coi các ngày mồng 1 đến mồng 10.

*** Bài liên quan: 

Nếu không muốn gặp phải những điều xui xẻo, bạn nhất định phải biết những điều kiêng kỵ ngày mùng 1 đầu tháng dưới đây:
1. Kiêng một số món ăn:
Theo quan niệm dân gian, nếu ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt, mực, xôi trắng vào ngày đầu tháng (từ mồng 1 - mồng 10) thì sẽ bị hãm tài, xúi quẩy, bệnh tật lâu khỏi, mất của, không may...
2. Kiêng xuất tiền của
Vào ngày đầu tháng, mọi người thường kiêng xuất tiền của vì sợ bị "dông" cả tháng. Tương tự như vậy, dân gian kiêng đi vay mượn, đi trả nợ.
3. Kiêng gặp gái, gặp người vía dữ
Vào buổi sáng sớm, nếu có việc phải đi xa, đi buôn bán, đi làm ăn.. thì người ta rất kỵ ra ngõ gặp đàn bà con gái hay người vía dữ, khó tính, keo kiệt.
Để tránh gặp phải vía dữ, người ta sẽ hẹn với một người (có tình tình cởi mở, hay gặp may mắn) đứng đón ở ngõ khi người này đi ra thì người đón ngõ sẽ chào hỏi và chúc lên đường may mắn.
4. Kiêng ngã giá mua hàng rồi bỏ đi
Người buôn bán rất kỵ việc vào buổi sáng sớm có khách tới xem hàng, đã thỏa thuận giá cả nhưng lại không mua hàng nữa. Họ quan niệm như vậy thì trong cả ngày đó việc buôn bán sẽ gặp xúi quẩy. Để xua đuổi sự xúi quẩy này người bán hàng sẽ phải "đốt vía" bằng cách vơ vội nắm rác hay que đóm, tờ giấy... quanh đó rồi châm lửa đốt ngay trước mặt người mua hàng vô duyên đó.
5. Kiêng đi thăm phụ nữ đẻ
Đầu tháng mà đi thăm gái đẻ là rông “ Sinh dữ tử lành” , các cụ vẫn kiêng thế.
Đối với người làm ăn lớn, buôn bán: Mọi người cho rằng họ đi thăm bà đẻ thì vận may trong công việc làm ăn của họ sẽ nhanh chóng đến , nên thường họ chờ cho đứa bé đầy tháng mới đến thăm.
Đối với dân lái xe: rất kiêng kỵ đi thăm gái đẻ, bởi họ quan niệm sẽ gặp nhiều vận hạn, xui rủi, làm ăn thất bát, ...
Đối với người bình thường: Cũng cho rằng đi thăm bà đẻ khi họ sinh con được đầy tháng thì mới ko bị Xui.
Đối với những người có bầu: Các cụ cho rằng, nếu bà bầu đi thăm bà đẻ thì con sẽ ganh nhau (em bé của bà đẻ và em bé trong bụng của bà bầu), rồi đến lúc bà bầu đẻ con ra nó sẽ bị Đen.
Thực ra, dân gian kiêng đi thăm gái đẻ trong vòng một tháng đầu không hoàn toàn là do mê tín. Trong vòng tháng đầu, cả mẹ lẫn bé đều đang rất bấy bớt, mệt mỏi, cần ngủ nhiều, cần được yên tĩnh và sạch sẽ. Nếu người đến thăm nhiều, ồn ã, bụi bậm sẽ nhiễm vào mẹ và bé, ngay cả nếu như khách bị cảm cúm, bệnh tật, sẽ càng nguy hiểm hơn.
6. Kiêng quan hệ nam nữ
Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.
6. Kiêng quan hệ nam nữ
Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.
Tags: kiêng kỵ đầu tháng, kiêng kỵ ngày mùng 1 đầu tháng, kiêng kỵ ngày đầu tháng, những điều kiêng kỵ ngày đầu tháng, những điều kiêng kỵ vào ngày đầu tháng, những điều kiêng kỵ trong ngày đầu tháng, kieng ky ngay mùng 1 dau thang, nhung kieng ky dau thang, ban tho gia tiencách bố trí bàn thờ gia tiênsắp xếp bàn thờ gia tiên

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Thắp hương mấy nén là đủ và đúng cách

Thắp hương (nhang) trong gia đình, ở đền, chùa... là tập quán từ lâu đời của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều người băn khoăn mỗi lần thắp hương thì nên thắp mấy nén là vừa? Vậy thắp hương thế nào cho đúng?

Vào những ngày rằm, mồng một hằng tháng, các dịp giỗ, Tết hầu hết các gia đình Việt Nam đều thắp hương (nhang) lên bàn thờ cúng Phật, gia tiên, thần tài hoặc đến đền, chùa…cầu mong gia đạo yên vui, mạnh khỏe, may mắn…. Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, mà là một nét đẹp văn hóa, góp phần bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.
Nén hương được đốt lên, gửi gắm nhiều thông điệp của trần gian đối với đất trời, tổ tiên, ông bà của mình, nó cũng làm gia đình ấm áp, lòng người được thanh thản hơn.
Cách thắp nhang như thế nào cho đúng, phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam là điều cần biết đối với tất cả mọi người, nó cũng thể hiện văn hóa ứng xử của mỗi người.
Thực tế cho thấy, người Việt Nam ta khi thắp nhang thường chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) cho số nén hương dâng lên. Hoặc có thể người ta cũng đốt cả nắm hương chứ không chọn số chẵn (2, 4, 6, 8). Theo lý giải của nhà Phật, số lẻ mang nhiều ý nghĩa. Số lẻ là số âm và số chẵn là số dương. Số lẻ là âm nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người dương thắp cho người âm).
Lý giải việc người Việt Nam thường thắp ba nén hương, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Quang Khang giải thích: Ba nén nhang thể hiện ý nghĩa là tâm nhang (lòng thành), giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).Ngoài ra, còn có nhiều quan niệm khác nhau về các con số nén hương:
- Số 1: thể hiện lòng thành
- Số 2: Khi viếng linh cữu người chết và trong thời gian để tang, người ta thường thắp 2 nén hương.
- Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau hơn. Đó có thể là : Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng); Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới); Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai); Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) của nhà Phật. Điều này lý giải vì sao ở sân chùa thường có 3 đỉnh hương to.
- Con số 5 là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Theo phong thủy thì là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
- Số 7 và số 9 được tượng trưng cho “vía” của con người, khi người ta muốn xin ơn cho cá nhân (nam thất nữ cửu).
Thực tế, 3, 5, 7, 9,... hay 1 nén hương là đều giống nhau, không khác nhau về ý nghĩa. "Việc các chùa hiện nay khuyến khích Phật tử chỉ nên thắp 1 nén nhang đó là nhằm tránh hỏa hoạn và ô nhiễm môi trường với những người xung quanh. Việc thắp hương nhiều hay ít nhang không quan trọng mà chủ yếu là ở tấm lòng của người hướng đến chư Phật".
Vì thế, chúng ta đi đền, chùa chỉ cần thắp 1 nén hương là đủ. Một nén hương gọi là tâm hương. Tuy chỉ một nén nhưng nén tâm hương lại bao gồm ý nghĩa năm sắc hương: giới hương (tự nhắc nhở mình hướng thiện để tâm luôn trong sáng); định hương (giữ cho lòng yên ổn không bị cái xấu); tuệ hương (làm cho trí não luôn sáng suốt để thu nhận được những điều tốt đẹp, thiện lương); tri kiến hương (giúp ta vững tin phát triển năng lực, trí tuệ); giải thoát hương ( giúp ta buông xả mọi ưu phiền cũng như những ham muốn tội lỗi).
Cũng theo nhà Phật, không nên thắp hương giả (nhang điện) cắm vào lư hương.
Sưu tầm
Tags: do dong, thắp hương, thắp nhang, cách thắp nhang. thắp hương hàng ngày, thắp hương ngày rằm, thắp hương thế nào cho đúng, lư hương đồng

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Phong thủy thờ cúng có ảnh hưởng tới gia vận không

Phong thủy trong thờ cúng có ảnh hưởng nhất định đến những con người đang sống trong gia đình. Bởi trong quan niệm của người Việt, bàn thờ trong mỗi gia đình – nơi thờ cúng gia tiên, tưởng nhớ tổ tiên là nơi trang nghiêm, tôn kính nhất. Thế nhưng phong tục tốt đẹp từ ngàn đời này có những nguyên tắc sắp xếp, trang hoàng riêng mà không phải ai cũng biết.

Phong thủy nơi thờ cúng ảnh hưởng đến gia vận?

*** Bài liên quan:
Thần Phật được thờ trong nhà giống như người khách quý nên người ta thường đặt ban thờ thần Phật ở sảnh giữa nhà, áp lưng vào tường vững chắc hoặc để chung với bàn thờ gia tiên.
Nhưng cũng không phải tùy tiện thích đặt thế nào thì đặt vì vậy, người xưa cho rằng chỉ cần nhìn vào nơi thờ cúng của gia đình cũng có thể biết gia chủ có tâm hay không. Cái tâm ở đây không được đo bằng mâm cao cỗ đầy, vàng mã bao nhiêu mà là ở vị trí đặt bàn thờ, cách sắp xếp bàn thờ ra sao cho phù hợp, trang nghiêm và sạch sẽ.
Quan niệm phong thủy nhà ở thì cho rằng bàn thờ là nơi linh khí quy tụ, là chỗ để người trên dương thế liên hệ với người đã khuất, người chết thì thành thần, thần lại là trung gian giữa trời với người. Từ đó có thể thấy, khí trường của ban thờ ảnh hưởng rất lớn đến người trong nhà. Ban thờ sắp đặt đúng cách không chỉ khiến người đã khuất an định mà ở lại coi sóc phù hộ gia đình, nên ban thờ cũng có những quy tắc nhất định.

Sắp đặt ban thờ theo phong thủy

Ban thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà có thể gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng.
Bàn thờ thần Phật thì nên đặt ở hướng chính hoặc quay bên trái, bên phải. Ban thờ gia tiên tốt nhất nên đặt ở tầng một, gian chính giữa nhà, quay ra cửa lớn để khi vừa mở cửa vào đã nhìn thấy gia tiên, tiện bề chăm sóc.
Số lượng thần Phật phải là số dương, do thần Phật thuộc dương vì vậy phải dùng số lẻ, không nên thờ cùng lúc quá nhiều thần Phật, hoặc thờ cùng lúc hai thần xung khắc nhau có thể gây loạn linh khí khiến người trong nhà tinh thần bất an, dễ gặp tai họa. Nếu có đặt tượng thần Phật mà tượng ấy lại bị nứt thì nên nhanh chóng thay mới do tà khí có thể xâm nhập vào.
Ban thờ có thờ chung thần Phật và bài vị tổ tiên thì thần Phật đặt ở bên trái, tổ tiên đặt ở bên phải, nếu đặt ngược lại sẽ gây âm thịnh dương suy không tốt cho phong thủy, trong nhà dễ gặp thị phi kiện tụng, bệnh tật không dứt. Thông thường người ta đặt phong thủy nơi thờ cúng tổ tiên trước rồi mới đến thần Phật.
Tổ tiên được coi là chủ, thần Phật được coi là khách quý, nếu mời thần Phật trước rồi mới mời tổ tiên người xưa cho rằng như vậy khiến tổ tiên nhà mình không dám vào cửa. Bài vị tổ tiên cũng không được đặt cao hơn của thần Phật. Ban thờ phải có chỗ dựa lưng, tức kê sát vách tường để linh khí được hội tụ không bị tản mát
Bát hương thờ tổ tiên nên có tay cầm, bát hương thờ thần không nên có tay cầm. Vật liệu bát hương tốt nhất là dùng bằng sứ, sau đó đến đồng, không nên dùng đá hoa cương.
Bóng đèn phía trước không nên xung với ban thờ, không nên dùng đèn chiếu. Ban thờ cũng không đặt ở vị trí dưới xà nhà, nếu không có vị trí tốt hơn thì phải làm trần, ngoài ra bên trên không được có máy móc như máy điều hòa, máy hút mùi, loa đài.
Số lượng thờ thần Phật nhiều nhất là 3, không nên quá nhiều dễ gây bất an. Bát hương nên dùng hình tròn không có chân đế, chất liệu bằng sứ là tốt nhất. Bát hương thông thường không nên quá đầy tro, ngày 15 âm hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.
Bát hương thờ thần Phật nên cao hơn bát hương thờ tổ tiên, khi cắm hương thì nén hương nên cao hơn mắt người. Khi đốt hương chỉ nên đốt một que, nếu có điều cần khấn nguyện thì đốt ba que, không nên đốt nhiều hơn dễ khiến tà linh theo vào nhà. Vật phẩm thờ cúng cũng cần chú ý một số điểm sau: thờ Phật và Quan Âm chỉ được dùng đồ chay do nhà Phật không ăn đồ tanh; thờ thần chủ yếu dùng hoa quả và phải là số lẻ 1, 3, 5, nếu cúng tổ tiên thì số lượng là hai chữ số.
Tags: phong thủy thờ cúng, phong thủy nơi thờ cúng, phong thủy thờ cúng gia đình, phong thủy trong thờ cúng, phong thuy tho cung, phong thuy tho cung trong nha, gia tien, ban tho gia tien

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Dịch vụ đánh bóng đồ đồng giá rẻ tại Hà Nội

Đồ Đồng Việt DOVI nhận đánh bóng đồ đồng và làm sáng, mới các loại đồ đồng tại Hà Nội
Đặc biệt ưu tiên đồ đồng xuất xứ việt nam, đồ đồng cổ ....
Đồ Đồng Việt DOVI cam kết mang lại cho đồ đồng của các gia đình diện mạo mới đẹp hơn và bền lâu hơn.

Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi để được niềm vui mới trọn vẹn.
Niềm vui của các Anh/chị là hạnh phúc của chúng tôi!
Trân trọng!
---
ĐỒ ĐỒNG VIỆT DOVI - Khắc họa tâm hồn người Việt
Hotline: 0433.119.166 - 0972465914 - Chị Mến
Web: dothocungviet.com, tranhdongcaocap.com.vn, dodongviet.net
Showrom: số 2, ngã tư Tố Hữu - Vạn Phúc - Hà Đông- Hà Nội
Thời gian làm việc: 8h sáng đến 18h hằng ngày ngoại trừ ngày lễ
Tags: do dong, đánh bóng đồ đồng, đánh bóng đồng, làm sáng đồ đồng, đánh bóng đồ đồng tại hà nội, đánh bóng đồ đồng hà nội, nhận đánh bóng đồ đồng

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Mẹo hay giúp bạn đánh bóng lư đồng bằng tay tại nhà

Cứ đến dịp Tết hay những ngày đầu tháng, cưới, hỏi,…bàn thờ tổ tiên phải luôn được lau chùi sạch sẽ, một trong những đồ vật được nhiều người quan tâm, đó là lư đồng.

Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn biết cách làm sạch, làm bóng đồ đồng nói chung và đánh bóng lư đồng nói riêng giúp bạn có thể tự làm tại nhà.
1. Bạn dùng mật ong thoa lên các bề mặt của lư đồng, sau đó dùng khăn sạch chà mạnh, tiếp đó bạn có thể rửa lại bằng nước ấm hoặc nước lạnh và lau khô.
2. Bạn dùng khăn sạch hoặc miếng rửa bát nhúng dấm ăn, sau đó chà mạnh lên lư đồng. Khi đã đánh bóng hết các bề mặt cũng như phần chân của lư đồng, bạn dùng nước ấm rửa lại và dùng khăn để lau khô.
3. Bạn dùng muối hạt cho vào nước đun sôi, sau đó cho một chút dấm ăn vào, dùng khăn sạch hoặc miếng rửa bát, nhúng vào dung dịch vừa mới tạo ra, chùi mạnh lên các bề mặt lư đồng. Sau khi chà xong tương tự ở trên, bạn cũng rửa lại bằng nước ấm và lau khô.
4. Bạn vắt chanh lấy nước cho vào khăn sạch hoặc miếng rửa bát, chà trực tiếp lên lư đồng. Sau khi chà xong các bề mặt, bạn cũng dùng nước ấm rửa lại và lau khô. Nước chanh sẽ đánh bật các vết bẩn và giúp lư đồng sáng bóng trở lại.
5. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chuyên làm sạch và đánh bóng đồ đồng ngoài thị trường. Hiện nay, người ta hay rao bán loại dầu chuyên dụng cho đồ đồng. Vì khá hiệu quả và không tốn nhiều thời gian nên rất nhiều gia đình đã sử dụng biện pháp này.
Trên đây là một số mẹo nhỏ hướng dẫn bạn cách đánh bóng lư đồng tại nhà. Các bạn nên lưu ý, dù làm sạch bằng cách nào thì bước đầu tiên bạn phải xử lý hết các sáp nến và vết bẩn cứng đầu trên lư hương để việc lau chùi sẽ dễ dàng hơn. Hy vọng với các mẹo ở trên, bàn thờ gia tiên của nhà bạn sẽ luôn sạch sẽ và lư hương đồng luôn sáng bóng.
Chúc các bạn thành công!
Tags: đánh bóng lư đồng, cách đánh bóng lư đồng, hướng dẫn cách đánh bóng lư đồng, đánh bóng lư đồng tại nhà, danh bong lu dong bang tay, do dongđồ thờ cúng

Đồ đồng Việt Dovi

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by dothocungviet.com | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi , Sửa bếp từ tại nhà , Sửa bếp từ tại hà nội , Sửa bếp điện từ , sua bep tu