Đồ đồng Việt Dovi

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Câu đối chữ Hán thờ gia tiên

Đặc điểm:
- Màu sắc bên trong và bên ngoài đồng nhất của đồng nguyên chất.
- Kiểu dáng, đường nét hoa văn được chắt lọc, tinh xảo, thuần Việt.

Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội.
Về nguyên tắc của câu đối: Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân. Có Đối ý và đối chữ
- Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
- Đối chữ: phải xét hai phương diện thanh và loại.
- Về thanh:thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại.
- Kích thước và chữ khắc trên câu đối: đa dạng theo yêu cầu khách hàng.
Tags: đồ thờ bằng đồng, câu đối, câu đối chữ hán, cau doi chu han, câu đối chữ hán thờ gia tiên, câu đối thờ gia tiên chữ hán, cau doi tho gia tien chu han, cau doi chu han tho gia tien, đồ thờ cúng

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Sự tích cô Chín đền Sòng và chầu hát văn cô Chín

Cô Chín Sòng Sơn, còn gọi là cô Chín Giếng, một tiên cô tài phép, theo hầu Mẫu Sòng, lại có tài xem bói... Mời đọc giả đón đọc sự tích cô Chín và chầu hát văn cô Chín.

Sự tích cô Chín đền Sòng

Hầu đồng giá cô Chín
Cô Chín Sòng Sơn, còn gọi là cô Chín Giếng , một tiên cô tài phép, theo hầu Mẫu Sòng, lại có tài xem bói, 1000 quẻ cô bói ra thì ko sai một quẻ nào, Cô có phép thần thông quảng đại, ai mà phạm tội cô về tâu với Thiên Đình cho thu giam hồn phác, rồi cô hành cho dở điên dở dại, sau Vua truyền dân lập đền cô ở xứ Thanh, ngay trước đền là chín chiếc giếng tự nhiên do cô cai quản.
Còn có truyền thuyết về cô: Cô là Tiên Nữ hầu Mẫu trong đền Sòng, quản cai chín giếng, cô dạo chơi bốn phương khắp ngả trời Nam, sau về đến đất Thanh Hóa cảnh lạ vô biên, cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si thì cô mắc võng, nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ là Đền Cô Chín ở Thanh Hóa, cách đền Sòng Sơn khoảng 30km. Khi ngự đồng cô mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai, có khi cô máu quạt tiến Mẫu, múa cờ tiến Vua, cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa, rồi lại múa cánh tiên. Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật: Nón đỏ hài hoa vòng hồng để dâng cô đều được cô chứng minh. Ở một số địa phương đều thờ cô và tôn với các danh khác như Cô Chín Rồng, Cô Chín Suối nhưng chính đều là Cô Chín Sòng được thờ phụng.

*** Bài liên quan: Hát chầu văn hầu đồng hầu bóng giá cô Đôi Thượng ngàn

Hát văn cô Chín

Chầu văn hát hầu đồng giá cô Chín:
Gió đưa thoảng ngát hương lan
Trăng soi chín giếng nước vàng long lanh
Hoa đất lạ mệnh án thủy huyền
Đền sòng sơn đất tốt tự nhiên
Cảnh thiên tạo danh truyền Nam Việt
Địa linh nhân kiệt thiên lý lai long
Giếng âm dương leo lẻo nước trong
Thượng lưu để điêu hoa linh thái
Bốn phương đem lại gió mát trăng trong
Thấy cảnh vui Cô Chín hài lòng
Hợp thần tử dăm ba ban cát
Cung cấm quảng ngàn Hằng Nga
Mẫu sai Cô xuống dương gian ngự đồng
Vốn xưa hầu Mẫu Sòng Sơn
Hài hoa hoán ngọc hầu trong lâu đài
Tuổi vừa mười tám đôi mươi
Đôi quạt hầu 36 nan xương
Cô cầm đến quạt Cô lại thương các thanh đồng
Cô Chín quạt cho sóng lặng biển an
Cho trăng sáng tỏ xua tan đám mây mờ
Cô Chín lên trời quạt gió quạt mây
Xuống sông quạt nước
Cô Chín về đây quạt cho các thanh đồng
Gió thu thoảng ngát hương lan
Trăng soi chín giếng nước vàng long lanh
Thanh Hoa sơn thủy hữu tình
Có Cô Chín Giếng anh linh khác thường
Sinh thời hầu cận mẫu vương
Dọn hàng quán mát âm dương núi sòng
Cầm đàn luyện khúc năm cung
Gọi hồn non nước dục lòng thế nhân
Cung thương gió chuyển mây vần
Hồ cầm vọng nguyệt hoa xuân mỉm cười
Sự lòng cố cuốc đầy vơi
Sông thu nước chảy thuyền xuôi ngược dòng
Xế chiều sương tỏa tuyết đông
Công hồ tạm biệt tạ lòng quân vương
Líu lô tiếng vượn gọi bầy
U ơ tiếng dế nỉ non canh trường
Sáng trời gà gáy tan sương
Còn vang khúc nhạc canh trường đầy vơi
Tuy rằng theo mẫu về giời Anh linh
Cô xuất hiện núi đồi Thanh Hoa
Cây xung Cô lấy làm nhà
Cây lan cổ thụ lắm hoa nhiều cành
Đền Cô phong cảnh hữu tình
Đôi bên long hổ đua tranh chầu vào
Linh đường tụ thủy hợp giao.
Tags: hầu đồng cô chín, hầu đồng giá cô chín, hát văn cô chín, văn cô chín, cô chín, 36 giá hầu đồnghau dong 36 gia

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Vị trí đặt và cách bài trí bàn thờ thần tài mang lại may mắn và tài lộc

Cách đặt bàn thờ thần tài trong nhà được xem là có thể mang lại nhiều may mắn trong làm ăn, công việc... Nên vị trí đặt cần được cho hợp lý, kết hợp với trang trí nội thất sao cho hài hòa.

Vị trí đặt bàn thờ ông địa thần tài trong nhà được xem là có thể mang lại nhiều may mắn trong làm ăn, công việc... Nên vị trí đặt cần được cho hợp lý, kết hợp với trang trí nội thất sao cho hài hòa.
Cách bày trí bàn thờ thần tài đem lại may mắn và tài lộc trong kinh doanh

Vị trí đặt bàn thờ thần tài:

+ Bàn thờ thần tài nên đặt ở vị trí thông thoáng, nơi mọi người ra vào có thể quan sát thấy được. Ngoài ra, bàn thờ Thần tài phải có chỗ tọa vững chắc như lưng bàn thờ nên dựa vào tường hoặc tủ kệ cố định.
+ Do đó nơi đặt ban thờ phải thích nghi với đất cát của nhà ở mới là tốt.Trước hết phải hiểu rõ tọa hướng của nhà ở, mà tọa hướng của nhà ở hiện đại phải lấy phương có không khí lưu thông nhiều nhất, ánh sáng đầy đủ nhất làm hướng, không thể câu nệ vào cửa chính.

Hướng đặt bàn thờ thần tài:

+ Hướng đặt Thần tài, bàn thờ tốt nhất nên quay về hướng tốt so với tuổi của chủ nhà và cần quan tâm thêm đến trạch khí của ngôi nhà cũng như bố cục của phòng ốc để có lựa chọn tối phù hợp nhất.
+ Trong nhiều trường hợp, bàn thờ thần tài vẫn có thể xoay chéo 45 độ so với tường. Khi đó, phía sau lưng cần có bức vách che góc nhọn của tường hoặc những đồ trang trí như lọ lộc bình... để làm vững lưng ban thờ.
+ Sau khi xác định được rõ ràng tọa hướng, dùng la bàn xác định xem nhà ở thuộc trạch nào, rồi đặt ban thờ ở phương vị xấu, hướng nào phương vị tốt nhất, đó là cách đặt ban thờ chính xác nhất.
Bảng xem hướng đặt bàn thờ, lấy hướng làm trạch để tránh nhầm lẫn:
Trạch
Tọa
Hướng
Hướng bàn thờ tốt
Càn
Đông Nam
Tây Bắc
Đông, Nam, Đông Nam
Khôn
Đông Bắc
Tây Nam
Đông, Nam, Đông Nam
Cấn
Tây Bắc
Đông Bắc
Đông, Nam, Đông Nam
Đoài
Đông
Tây
Đông, Nam, Đông Nam
Khảm
Nam
Bắc
Tây, Tây Bắc, Nam, Bắc
Ly
Bắc
Nam
Tây, Tây Bắc, Nam, Bắc
Chấn
Tây
Đông
Tây, Tây Bắc, Nam, Bắc
Khốn
Tây Bắc
Đông Nam
Tây, Tây Bắc, Nam, Bắc
Tags: hướng đặt bàn thờ thần tài, cách bài trí bàn thờ thần tài, cách bố trí bàn thờ thần tài, cách bày trí bàn thờ thần tài, cách đặt bàn thờ thần tài, bài trí bàn thờ thần tài, bố trí bàn thờ thần tài, vị trí đặt bàn thờ thần tài, bàn thờ gia tiênban tho ong dia

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Sự tích cô Bơ và chầu văn hát hầu đồng giá cô Bơ

Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh Vua Cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung. Sau đó cô hiển linh giúp dân chúng ở vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô còn có danh hiệu là Cô Bơ Bông hay Cô Bơ Thác Hàn.

Cô vốn là con Thủy Tề ở dưới Thoải Cung, được phong là Thoải Cung Công Chúa, giá ngự vào ra trong Cung Quảng Hàn. Có người còn nói rằng, Cô Bơ là con gái vua Long Vương rất xinh đẹp nết na nên được Đức Vương Mẫu (có người cho rằng đó là Mẫu Cửu Trùng Thiên) cho theo hầu cận, chầu chực trong cung cấm. Sau này Cô Bơ Thoải giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng,Cô Bơ thoải cung - Đền Ba Bông.
Giá hầu đồng cô Bơ Bông
Cô Bơ vốn là con Thủy Tề ở dưới Thoải Cung, được phong là Thoải Cung Công Chúa, giá ngự vào ra trong Cung Quảng Hàn. Có người còn nói rằng, Cô Bơ là con gái vua Long Vương rất xinh đẹp nết na nên được Đức Vương Mẫu (có người cho rằng đó là Mẫu Cửu Trùng Thiên) cho theo hầu cận, chầu chực trong cung cấm. Sau này Cô Bơ Thoải giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng, tương truyền sự tích như sau: Đức Thái Bà nằm mộng thấy có người con gái xinh đẹp, dáng ngọc thướt tha, tóc mượt mắt sáng, má hồng, môi đỏ, cổ cao ba ngấn, mặc áo trắng đến trước sập nằm dâng lên người một viên minh châu rồi nói rằng mình vốn là Thủy Cung Tiên Nữ, nay vâng lệnh cao minh lên phàm trần đầu thai vào nhà đó, sau này để giúp vua giúp nước, thì Thái Bà thụ thai.
Đến ngày 2/8 thì bỗng trên trời mây xanh uốn lượn, nơi Thủy Cung nhã nhạc vang lên, đúng lúc đó, Thái Bà hạ sinh ra được một người con gái, xem ra thì nhan sắc mười phần đúng như trước kia đã thấy chiêm bao. Thấy sự lạ kì vậy nên bà chắc hẳn con mình là bậc thần nữ giáng hạ, sau này sẽ ra tay phù đời nên hết lòng nuôi nấng dạy dỗ bảo ban. Cô lớn lên trở thành người thiếu nữ xinh đẹp, tưởng như ví với các bậc tài nữ từ ngàn xưa, lại giỏi văn thơ đàn hát. Đến khi cô vừa độ trăng tròn thì cũng là lúc nước nhà phải chịu ách đô hộ của giặc Minh, cô cùng thân mẫu lánh vào phía sâu vùng Hà Trung Thanh Hóa, nơi ngã ba bến Đò Lèn, Phong Mục. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, cô đã có công giúp vua Lê trong những năm đầu kháng chiến (và có nơi còn nói rằng cô cũng hiển ứng giúp nhà Lê trong công cuộc “Phù Lê Dẹp Mạc” sau này).
Trong dân gian vẫn còn lưu truyền lại câu chuyện sau: Vào những năm đầu khởi nghĩa, quân ta (ý nói nghĩa quân do vua Lê Lợi chỉ huy) vẫn còn yếu về lực lượng, thường xuyên bị địch truy đuổi, một lần Lê Lợi (có sách nói là Lê Lai) bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung thì gặp Cô Bơ đang tỉa ngô liền xin cô giúp đỡ, cô bảo người lấy quần áo nông dân mặc vào, còn áo bào thì đem vùi xuống dưới ruộng ngô rồi cũng cô xuống ruộng giả như đang tỉa ngô. Vừa lúc đó thì quân giặc kéo đến, chúng hỏi cô có thấy ai chạy qua đo không thì cô bảo rằng chỉ có cô và anh trai (do Lê Lợi đóng giả) đang tỉa ngô, thấy vậy quân giặc bỏ đi. Lê Lợi rất biết ơn cô, hẹn ngày sau đại thắng khải hoàn sẽ rước cô về Triều Đình phong công và phong cô làm phi tử.
Sau đó cô cũng không quản gian nguy, bí mật chèo thuyền trên ngã ba sông, chở quân sĩ qua sông, có khi là chở cả quân nhu quân lương. Có thể nói trong kháng chiến chống Minh thì công lao của cô là không nhỏ. Đến ngày khúc hát khải hoàn cất lên thì vua Lê mới nhớ đến người thiếu nữ năm xưa ở đất Hà Trung, liền sai quân đến đón, nhưng đến nơi thì cô đã thác tự bao giờ, còn nghe các bô lão kể lại là ngày qua ngày cô đã một lòng đợi chờ, không chịu kết duyên cùng ai, cho đến khi thác hóa vẫn một lòng kiên trinh.
Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh Vua Cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung. Sau đó cô hiển linh giúp dân chúng ở vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô còn có danh hiệu là Cô Bơ Bông (do tích cô giáng ở ngã ba sông) hay Cô Bơ Thác Hàn (theo tên gọi ở nơi quê nhà). Ai hữu sự đến kêu van cửa cô đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi nơi Cô Bơ luôn giá ngự về đồng, già trẻ, giá hầu đồng từ đồng tân đến đồng cựu, hầu như ai cũng hầu về Cô Bơ Bông. Khi cô giáng vào ai, dù già hay trẻ thì sắc mặt đều trở nên hồng hào tươi tốt, đẹp đẽ lạ thường.
Khi hầu đồng giá cô Bơ, cô thường mặc áo trắng, đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) có thắt lét trắng (có khi dùng thắt dải lưng hồng) rồi cô cầm đôi mái chèo, bẻ lái dạo chơi khắp nơi. Lúc chèo thuyền có khi có còn khoác thêm chiếc áo choàng trắng, trên khăn có cài ba nén hương, bên hông có dắt tiền đò, rồi khi chèo thuyền xong, cô lại cầm dải lụa để đi đo gió đo nước đo mây. Lúc cô an tọa người ta thường xin cô thuốc để trị bệnh, vậy nên Cô Bơ ngự về thường hay làm phép “thần phù” để ban thuốc chữa bệnh. Vì theo quan niệm nguyên xưa Cô Bơ Bông hầu cận Mẫu Thoải, lại theo sự tích nơi quê nhà cô là ở đất Hà Trung, Thanh Hóa, ngã ba Bông bến đò Lèn nên đền cô được lập ở đó, gần đền Mẫu Thác Hàn (chính là Mẫu Thoải), gọi tên là Đền Cô Bơ Bông thuộc xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, trước đây đường đi vào rất khó khăn, nhưng hiện giờ đã được tu sửa nên giao thông đã dễ dàng hơn.
Đền cô là nơi thắng cảnh “trên bến dưới thuyền”, nơi giao của Ngũ huyện kê: “Một tiếng gà gáy năm huyện đều nghe” cũng với danh tiếng anh linh của tiên cô nên khách thập phương đến chiêm bái, cầu xin nhân duyên, khoa cử, làm ăn rất đông đúc. Thuyền bè dưới bến sông qua lại đều phải đốt vàng mã kêu cô, rồi những người đến kêu cầu đều dâng cô nón trắng hài cườm, võng lụa thuyền rồng. Khi thỉnh cô, văn thường hát:
Để ca ngợi tài sắc của Cô, cũng có nhiều đoạn hát văn hầu đồng giá cô Bơ rất hay như:
“Đẹp bằng Nghiêu Thuấn nữ trung
So nên tài sắc tiên cung nào tày
Cô Bơ đàn hát cũng hay
Ngũ âm khéo này năm dây tang tình
Ngự chơi đâu một mình một phủ
Áo khăn hầu sắm sửa dâng ngay
Dâng cô quả nón đôi hài
Dâng gương dâng lược vòng tay quạt ngà
Chấm đồng đâu kể trẻ già
Khắp miền dương thế gần xa tiếng đồn” 
Hay cũng có cả đoạn sau: 

”Dao vàng cô diếc móng tay
Bút thần cô kẻ lông mày cong cong
Rập rờn nét liễu nằm ngang
Phấn son tô điểm má hồng thiên trung
Thật là tiên nữ thủy cung...”
Sưu tầm
Tags: hầu đồng giá cô bơ, hầu đồng cô bơ, hau dong gia co bo, hau dong co bo, xem hau dong gia co bo, hat van hau dong co bo, hầu đồng 36 giá36 giá hầu đồng

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Hát chầu văn hầu đồng hầu bóng giá cô Đôi Thượng Ngàn

Chầu văn hầu đồng cô Đôi Thượng Ngàn

Sự tích cô Đôi Thượng Ngàn

Cô Đôi Thượng Ngàn: Cô vốn là con Vua Đế Thích trên Thiên Cung, được phong là Sơn Tinh Công Chúa, ra vào hầu cận bơ tòa Vua Mẫu trong điện ngọc, nơi tiên cảnh. Sau cô giáng sinh xuống đất Ninh Bình làm con gái nhà một chúa đất ở chốn sơn lâm, khi hạ sinh, Cô Đôi rất xinh đẹp: da trắng, tóc xanh mượt mà, mặt tròn, lưng ong thon thả.
Sau này cô quyết chí đi theo hầu Đức Diệu Tín Thuyền Sư Lê Mại Đại Vương (chính là Mẫu Thượng Ngàn, Bà Chúa Sơn Trang) học đạo phép để giúp dân. Rồi khi về thiên, cô được theo hầu cận ngay bên cạnh Mẫu Thượng Ngàn Đông Cuông Tuần Quán được Mẫu Bà truyền cho vạn phép, giao cho cô dạy người rừng biết thống nhất về ngôn ngữ (nên có khi còn gọi là Cô Đôi Đông Cuông), cũng có người cho rằng cô về theo hầu cận Chầu Đệ Nhị.
Lúc thanh nhàn cô về ngự cảnh sơn lâm núi rừng ở đất Ninh Bình quê nhà, trong ba gian đền mát, cô cùng các bạn tiên nàng ca hát vui thú tháng ngày trên sườn dốc Bò, có khi cô biến hiện ra người thiếu nữ xinh đẹp, luận đàm văn thơ cùng các bậc danh sĩ, tương truyền cô cũng rất giỏi văn thơ, làm biết bao kẻ phải mến phục. Cô Đôi cũng là tiên cô cai quản kho lộc Sơn Lâm Sơn Trang, người trần gian ai nhất tâm thì thường được Cô Đôi ban thưởng, nhược bằng có nợ mà không mau trả lễ cô lại bắt đền nặng hơn.

Cô Đôi Thượng rất hay ngự về đồng, vì danh tiếng cô lừng lẫy ai ai cũng biết đến, đệ tử cô đông vô số và cô cũng hay bắt đồng. Trong đại lễ khai đàn mở phủ người ta thường dâng lễ vàng cây lên 5 tiên cô là Cô Đôi, Cô Bơ, Cô Sáu, Cô Chín và Cô Bé, trong đó Cô Đôi thường là giá cô ngự về đầu tiên (mở khăn cho hàng cô) để chứng lễ. Khi cô về ngự thường mặc áo lá xanh hoặc quầy đen và áo xanh (ngắn đến hông), trên đầu có dùng khăn (khăn von hoặc khăn vấn) kết thành hình đóa hoa, cũng có một số nơi dâng cô áo xanh, đội khăn đóng (khăn vành dây) và thắt lét xanh, hai bên có cài hai đóa hoa. Cô về đồng thường khai cuông rồi múa mồi, múa tay tiên hái tài hái lộc cho đồng tử.

Hầu đồng giá cô Đôi Thượng Ngàn

Vì Cô Đôi Thượng hầu cận bên Mẫu Đông Cuông nên đền cô cũng được lập gần Đền Đông Cuông, trong đền thờ Cô Đôi và Cô Bé Đông Cuông, cách đền chính khoảng 500m, trước cửa đền có giếng nước quanh năm trong mát. Nhưng chính đền của cô lại là Đền Cô Đôi Thượng Ngàn tại xã Nho Quan, Ninh Bình (qua rừng quốc gia Cúc Phương) thuộc làng Bồng Lai vậy nên khi cô về ngự, văn hầu đồng thường thỉnh:
“Bồng Lai là cảnh Thiên Thai
Tấu Cô Đôi Thượng đại tài hái hoa
Hầu Vua hầu Mẫu bơ tòa
Tiếng tăm lừng lẫy
Vua Bà yêu thương
Về đồng đánh phấn soi gương
Lược ngà chải chuốt, khăn xanh vấn đầu
Rong chơi quán Sở Tần lầu
Xa giá lên chầu Thượng Đế Vua Cha
Đệ tử vô số hằng hà
Ban tài tiếp lộc gần xa cho đồng”
Thiên Thai là cảnh bồng lai
Tấu Cô Đôi Thượng đại tài hái hoa
Hầu vua hầu mẫu ba toà
Tiếng tăm lừng lẫy chúa bà yêu thương
Về đồng đánh phấn soi gương
Lược ngà chải chuốt vành dây đội đầu
Rong chơi quán Sở tần Lâù
Xe giá lên chầu thưọng đế vua cha
Đệ tử Cô vô số hằng hà
Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng
(Hầu vua hầu mẫu bơ toà, Vua cha cũng quý, chúa bà yêu thương, Về đồng đánh phấn soi gương, Khăn xanh lấy chít vành dây đội đầu
Rong chơi quán Sở Tần lâù, Loan giá lên chầu thưọng đế vua cha, Đền thờ Cô vô số hằng hà, Ban tài tiếp lộc gần xa cho đồng)
Đứng trên ngàn rừng xanh ngan ngát
Thấy cô về ngỡ Phật quan âm (1)
Tay đàn miệng hát ca ngâm
Điểm đa điểm đót tiếng trầm nhặt khoan
Vượn trên non ru con rầu rĩ
Dưới suối ngàn chin năn nỉ véo von
Vui về thú cảnh Đông cuông
Trên ngàn cô thượng ca ngâm chơi bời
Cảnh núi rừng sương rơi lác đác
Thú hữu tình càng ngự càng vui
Ba gian lầu mát thảnh thơi
Sớm rong đỉnh núi tối ngồi sườn non
Ca rằng tang tính tình tang
Ai ơi có biết cô ngàn tôi chăng
Bốn bề hiu quạnh vắng tanh
măng tre măng lứa mọc xanh đầy ngàn
Chắp tay bái lạy cô ngàn
Sơn lâm công chúa giáng đàn chứng đây
Trần gian hồ dễ ai hay
mời cô lai giáng đền này chứng minh
Hiệu cô là công chúa Sơn tinh
mặt tròn vành nguyệt má in phấn hồng
Da cô trắng tựa tuyết đông
tóc dà dà biếc lưng ong dịu dàng
Chân cô đưa nhởn đưa ngang
Bước nào bước ấy tiên nàng nguyệt nga
Chạnh lòng vàng đá người ta
Chau mày quân tử xót xa yêng hùng
Mỗi năm đẹp một não nùng
Dạy chim oanh hót bạn cùng văn nhân
vẻ nào vẻ chẳng thêm xuân
éo le nhiều nỗi thanh tân chơi bời
Tốt tươi miệng nở hoa cười
Đáng xinh đáng lịch đáng người thuyền quyên
nàng ân nàng ái kề bên
Cô Lan cô Huệ chúa tiên thượng ngàn
Non xanh nước biếc suối vàng
Đông cuông cảnh ấy lại càng lâng lâng
có phen cô dạy ngưòi rừng
nói ra trăm tiếng giống chung ngôn từ
Cô theo hầu Diệu tín thiền sư
Anh linh nổi tiếng Đông Cuông Từ Sơn Lâm
Ngự sơn lâm đông cuông tuần quán
Cô Đôi ngàn vạn phép anh linh
Tiên Cô biến hoá hiện hình
Cung thỉnh các bộ sơn tinh ngự về
Chữ biển đề Đại vương Lê Mại
Phép Khuông phù quốc thái dân an
Thỉnh cô chứng giám đàn tràng
Độ cho đồng tử an khang đời đời "
Sưu tầm
Tags: hầu đồng giá cô đôi thượng ngàn, hầu đồng cô đôi thượng ngàn, hat hau dong co doi thuong ngan, hát văn hầu đồng hầu bóng giá cô đôi thượng ngàn, 36 giá hầu đồnghau dong 36 gia

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Hát chầu văn hầu đồng giá ông Hoàng Bảy đẹp nhất

Vị tướng Hoàng Bẩy, nay được thờ ở Đền Bảo Hà. Mời bạn đọc đọc bài viết để biết thêm về vị tướng dân tộc và cùng thưởng thức hầu đồng giá ông Hoàng Bảy.

Vị tướng ông Hoàng Bẩy

Tượng vị tướng Hoàng Bảy tại đền Bảo Hà
Đền Bảo Hà, hay còn gọi là đền Hoàng Bẩy thuộc xã Bảo Hà, Bảo Yên, Lào Cai. Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia cổ kính, hoàng tráng này nằm dưới chân đồi Cấm, ngay cạnh dòng sông Hồng cuộn đỏ. Nhìn từ xa, đền Bảo Hà rất uy nghi, tĩnh mặc. Phong cảnh trên bến, dưới thuyền, núi rừng bao bọc xanh ngắt, thâm u.
Đền được xây dựng gồm: cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, tòa đại bái, cung cấm, cung nhị, cung công đồng với diện tích, bài trí các pho tượng khác nhau, kiến trúc đơn giản không cầu kỳ.
Truyền thuyết chính thống nhất được sử dụng kể về ông Hoàng Bẩy như sau: Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có một vị trí quan trọng phòng thủ biên giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc.
Đền Bảo Hà, Đền ông Hoàng BảyTượng ông Hoàng Bẩy.Từ đời nhà Trần đã đặt hai cửa trấn ải là cửa quan Bảo Thắng và Bảo Hà, trong đó Bảo Hà là hậu cứ của Bảo Thắng. Tại đây có đài hỏa hiệu, trạm liên lạc thông tin cho các châu huyện phía dưới.
Giữa niên hiệu Cảnh Hưng, Bảo Hà là trung tâm Châu Văn Bàn. Trong thời Cảnh Hưng (1740 – 1786), bọn giặc phương Bắc thường hay tràn sang quấy nhiễu, cướp bóc. Xã Khấu Bàn, châu Văn Bàn đã phải xây dựng các thành luỹ chống giặc.
Trước cảnh đau thương tang tóc, lại có nguy cơ bị xâm lược, tướng Nguyễn Hoàng Bẩy được triều đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn vùng biên ải.
Đội quân của ông tiến dọc sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng châu Văn Bàn và củng cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây, danh tướng đã tổ chức các thổ ty, tù trưởng luyện tập binh sỹ… Sau đó thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai ngày nay).
Quân giặc phương Bắc do tên tướng Tả Tủ Vàng Pẹt đưa quân sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại dẫn quân lên tham chiến. Song, do trận chiến không cân sức, ông đã anh dũng hy sinh.
Giặc vứt xác ông xuống sông Hồng, và trôi đến Bảo Hà. Nhân dân trong vùng do ông Lư Văn Cù đứng ra tổ chức vớt xác ông lên chôn cất và lập miếu thờ.
Để ghi nhớ công lao của ông, các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần Vệ Quốc”. Còn đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng giêng.

Hầu đồng giá ông Hoàng Bảy

NSND Lan Hương hầu đồng giá ông Hoàng Bảy - 1 trong số 36 giá hầu đồng
Clip: Sưu tầm
Tags: hau dong ong hoang bay, hầu đồng ông hoàng bảy, hầu đồng giá ông hoàng bảy, hau dong gia ong hoang bay, hat chau van ong hoang bay, hát chầu văn ông hoàng bảy, hát chầu văn giá ông hoàng bảy, hau dong 36 gia

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Hầu đồng giá ông Hoàng Mười qua tiếng hát nghệ sĩ Thanh Long

Người có căn ông Hoàng Mười, thường được ông độ cho thành tài, đỗ đạt và nhiều tài lộc kinh doanh... Mời quý đọc giả tìm hiểu thêm về giá hầu đồng ông Hoàng Mười và thưởng thức chầu hát văn qua tiếng hát của nghệ sĩ Thanh Long.

Hầu đồng giá ông Hoàng Mười - Sự tích và chầu hát văn.

Sự tích ông Hoàng Mười

Đền thờ ông Hoàng Mười ở quê nhà Nghệ An

Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Ông Mười Nghệ An. Ông là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Về thân thế của ông khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản. Theo như ở vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh, sau làm đến nguyên thần tam triều Lê gia, phong đến chức Khâm Sai Tiết Chế Thủy Lục Chư Dinh Hộ Vệ Thượng Tướng Quân. Lại có một dị bản khác cho rằng ông giáng xuống trần là Uy Minh Vương Lí Nhật Quang, con trai Vua Lí Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An.
Nhưng sự tích được lưu truyền nhiều nhất có lẽ là câu chuyện: Ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh (cũng chính là nơi quê nhà). Tại đây ông luôn một lòng chăm lo đến đời sống của nhân dân, truyện kể rằng có một lần xảy ra cơn cuồng phong làm đổ hết nhà cửa, ông liền sai quân lên rừng đốn gỗ về làm nhà cho dân, rồi mở kho lương cứu tế.
Trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, thì lại có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của ông và ông đã hóa ngay trên sông Lam. Trong khi mội người đang thương tiếc cử hành tang lễ, thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ, khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Lúc đó trên trời bỗng nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã (có bản nói là xích điểu) và có các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về trời.
Sau này khi hiển ứng, ông được giao cho trấn thủ đất Nghệ Tĩnh, ngự trong phủ Nghệ An. Nhân dân suy tôn ông là Ông Hoàng Mười (hay còn gọi là Ông Mười Củi) không chỉ vì ông là con trai thứ mười của Vua Cha (như một số sách đã nói) mà còn vì ông là người tài đức vẹn toàn, văn võ song toàn (“mười” mang ý nghĩa tròn đầy, viên mãn), không những ông xông pha chinh chiến nơi trận mạc, mà ông còn là người rất hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú văn chương, không chỉ nơi trần thế mà các bạn tiên trên Thiên Giới ai cũng mến phục, các nàng tiên nữ thì thầm thương trộm nhớ. Sau các triều đại đã sắc tặng Ông Mười tất cả là 21 sắc phong (tất cả đều còn lưu giữ trong đền thờ ông).

Đền thờ ông Hoàng Mười

Đền thờ Ông Hoàng Mười là Đền Chợ Củi, chính là nơi năm xưa di quan ông trôi về và hóa, qua cây cầu Bến Thủy, bên sông Lam, núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (cũng chính là nơi quê nhà của Ông Mười). Ngày ông giáng sinh 10/10 âm lịch được coi là ngày tiệc chính của ông, vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến chiêm bái cửa đền ông thật là tấp nập, trải dải đến tận đôi bờ sông Lam, người ta dâng ông: cờ quạt bút sách ... để cầu tài cầu lộc cũng là cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông.
Mời quý đọc giả thưởng thức bài hát trong hầu đồng giá ông Hoàng Mười qua tiếng hát nghệ sĩ Thanh Long:
Sưu tầm
Tags: hầu đồng, hau dong, 36 giá hầu đồng, hau dong 36 gia, hầu đồng ông hoàng mười, hầu đồng giá ông hoàng mười, hau dong gia ong hoang muoi, người có căn ông hoàng mười

Đồ đồng Việt Dovi

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by dothocungviet.com | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi , Sửa bếp từ tại nhà , Sửa bếp từ tại hà nội , Sửa bếp điện từ , sua bep tu