Đồ đồng Việt Dovi

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

13 điều bạn nên làm trong tháng cô hồn

Ngoài 18 điều cần kiêng tránh trong ngày Lễ Vu Lan thì sau đây là những điều nên làm trong tháng cô hồn này.

Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.
*** Bài liên quan:
Vì thế dân gian quan niệm đây là ngày ma quỷ được tự do về dương thế, đó cũng là ngày “âm khí xung thiên”, cho nên ngoài 18 điều cần kiêng tránh trong ngày Lễ Vu Lan thì sau đây là những điều bạn nên làm trong tháng 7 cô hồn:
1. Cúng cô hồn vào bất kỳ ngày nào trong tháng
Cúng các cô hồn trong tháng bất cứ ngày nào, nếu vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm lịch thì càng tốt để tỏ lòng thành chính mình.
2. Thăm mộ người thân
Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay vãng sanh đường trong chùa chiền lưu giữ các hũ hài cốt. Vì trong tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người Âm. Đây cũng là 1 dịp để con cháu tưởng nhớ tới người đã khuất.
3. Lưu ý có người giật đồ cúng
Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, các bạn chưa kịp thắp nhang khấn vái thì có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay bạn. Nếu bạn giật lại thì hậu quả nhận được là những điều tệ hại. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.
4. Hạn chế sát sinh các con vật
Trong ngày này, bạn nên hạn chế sát sinh các con vật. Bởi theo quan niệm dân gian, nếu sát sinh nhiều trong tháng này bạn có thể bị quỷ quấy nhiễu.
5. Cúng xe ô tô
Nên cúng xe ô tô dù có kinh doanh hay không kinh doanh. Điều này có ý nghĩa cầu mong việc đi lại của bạn sẽ gặp nhiều may mắn và bình an.
6. Nên ăn chay
Nên ăn chay để tránh điềm dữ. Bởi trong tháng cô hồn bạn nên hạn chế sát sinh các động vật để tâm hồn mình được thanh thản.
7. Làm điều phúc
Tháng cô hồn là tháng mà bạn nên làm nhiều điều phúc. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế những điều không may mắn, không sợ quỷ đói quấy nhiễu.
8. Tụng kinh
Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú Đại bi, chuẩn đề, vu lan báo hiếu, Địa tạng)
9. Ăn nói nhã nhặn
Tháng cô hồn bạn nên ăn nói nhã nhặn vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác để tránh xích mích có thể xảy ra.
10. Tránh xung đột
Bạn tuyệt đối nên tránh xa các cuộc xung đột. Các cuộc xung đột sẽ khiến tâm của bạn không được tịnh, dễ sa vào tham... có cuộc xung đột có thể ảnh hưởng tới tính mạng của bạn.
11. Cứu người gặp nguy cấp
Bạn nên cứu người khi gặp nguy cấp. Việc cứu người khi gặp nguy cấp là việc nên làm trong bất kỳ thời điểm nào nhưng nó càng ý nghĩa hơn vào tháng 7.
12. Nên đi chùa
Vào ngày rằm tháng 7 bạn nên dành thời gian để đi chùa chiền, thắp nhang cầu xin sức khỏe, cầu siêu… (Xem:Văn khấn cúng cô hồn Rằm tháng 7)
13. Dùng bột trừ tà
Khi các bạn cúng cô hồn xong thì 1 ngày sau đó hoặc cuối tháng 7 nên dùng bột trừ tà ma tiêu khử, tránh trường hợp các âm hương linh phảng phất vào nhà mình tụ ở lại và đồng thời vào đầu tháng 8 âm lịch thì nên dùng bột tẩy uế mà tẩy hoàn toàn trong căn nhà mình để có tác dụng cân bằng sinh khí trong ngôi nhà mình ở.
Tags: nhung dieu nen lam trong thang co hon, những điều nên làm trong tháng cô hồn, co hon

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Văn khấn cúng cô hồn Rằm tháng 7

Tháng 7 là tháng cô hồn, người Việt hay có tục lễ cúng cô hồn, thần linh và đặc biệt là cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận.

Ngày 15/7 âm lịch cũng chính là lễ Vu Lan của Phật giáo, các gia đình thường lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu đến cha mẹ, ông bà rồi về lễ phật tại nhà. Cùng với đó là lễ cúng cô hồn, thường được người dân làm ngoài trời.
Dưới đây là những bài văn khấn cô hồn phổ biến nhất và cách sắm lễ trong các nghi lễ quan trọng này:

Văn khấn cúng cô hồn

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà.
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng, che làn heo may
Cô hồn nam bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây họp đoàn
Dù rằng: chết uổng, chết oan
Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu
Chết tai nạn, chết ốm đâu
Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình
Chết bom đạn, chết đao binh
Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi
Chết vì sét đánh giữa trờiNay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hoà hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hoá kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thầnChứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:………………………….Con trai:……………………………Con gái:…………………………….Ngụ tại:…………………………….
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Văn khấn Thần linh tại gia Rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Quý Tỵ
Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.
Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Văn khấn tổ tiên ngày Rằm tháng 7

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư vị Phật, con lạy Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh Thần tài
Tín chủ (chúng) con là:....................................
Ngụ tại:.........................................................
Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm Quý Tỵ, nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.
Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương,thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ............., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

Văn khấn chúng sinh

(Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội...
Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).)
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà.
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng, che làn heo may
Cô hồn nam bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây họp đoàn
Dù rằng: chết uổng, chết oan
Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu
Chết tai nạn, chết ốm đâu
Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình
Chết bom đạn, chết đao binh
Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi
Chết vì sét đánh giữa trời
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hoà hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hoá kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:....................................
Vợ/Chồng:...............................
Con trai:.................................
Con gái:..................................
Ngụ tại:...................................
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Văn khấn cúng phóng sinh

(Có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua v.v, tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ vì hủy hoại môi trường. Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia đình Phật tử, không bắt buộc.)
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày….. tháng….. năm……………………………………………
Tín chủ con là ……………………………………………………………………….
Ngụ tại………………………………………………………………………………….
Chúng con phát nguyện lòng lành, tâm từ bi, xin được phóng sanh con vật về nơi thiên nhiên.
Chúng sanh nay có bấy nhiêu
lắng tai nghe lấy những lời dạy răn
các ngươi trước lòng trần tục lắm
nên đời nay chìm đắm sông mê
tối tăm chẳng biết làm lành
gây bao tội ác, lạc vào trầm luân
do vì đời trước ác tâm
nên nay chịu quả khổ đau vô cùng
mang, lông, mai, vẩy, đội sừng
da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh
do vì ghen ghét, tham sân
do vì lợi dưỡng hại người làm vui
do vì gây oán chuốc thù
do vì hại vật, hại sanh thoả lòng
do vì chia cách, giam cầm
do vì đâm thọc chịu bao khổ hình
cầu xin Phật lực từ bi
lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương
nay nhờ Tăng chúng hộ trì
kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau
hoặc sanh lên các cõi trời
hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành
hoặc sanh lên được làm người
biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…
Chúng sanh quy y Phật
Chúng sanh Quy y Pháp
Chúng sanh Quy y Tăng…
Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần)
Tags: bài cúng cô hồn, văn cúng cô hồn, bai cung co hon, văn khấn cúng cô hồn, van khan co hon, bài cúng cô hồn rằm tháng 7, van khan cung co hon, co hon

Có thể bạn quan tâm:

 Cúng cô hồn vào thời gian và địa điểm nào là hợp lý Đừng phạm phải những điều cấm kỵ này trong tháng cô hồn nếu không muốn gặp xui xẻo Có nên lau dọn bàn thờ gia tiên trong tháng 7 cô hồn

Cúng cô hồn vào thời

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Mách bạn cách cúng cô hồn tránh rước vong vào nhà

Bạn đã biết cách cúng cô hồn để không rước vong vào nhà chưa, hãy cùng tìm hiểu để giúp bạn may mắn trong tháng 7 nhé!

Cúng cô hồn là gì?

Đối với người Việt, cúng cô hồn là nghe lễ truyền thống, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt quan niệm, con người gồm 2 phần là hồn và xác. Khi con người chết đi, phần hồn vẫn tồn tại, có người được đầu thai kiếp khác, có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đối quấy nhiễu dương gian.
Hàng năm, người Việt thường làm lễ cúng cô hồn, thường làm vào tháng 7 âm lịch và trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo và Rằm tháng 7.

Mâm cỗ cúng cô hồn thường bao gồm:

- Muối gạo (1 đĩa)
- Cháo trắng nấu lỏng (12 chén nhỏ), hay là ccowm vắt: 3 vắt
- 12 cục đường thẻ
- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc
- Mía (để nguyên vỏ chặt từng khúc nhỏ độ 15cm)
- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá)
- Bỏng ngô, khoai lang, ngô luộc, sắn luộc
- Hoa, quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc)
- Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngón nến nhỏ
Chú ý:
Không cúng xôi, gà, đồ mặn. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.
- Cháo loãng được coi là món không thể thiếu khi cúng cô hồn bởi vì  người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường. Tuy nhiên, nhiều người đã vô tình bỏ qua đồ cúng này.
- Việc thiết lập mâm lễ cúng cho những cô hồn chưa siêu thoát thì nên thực hiện vào buổi chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tạo chùa.- Việc cúng Rằm tháng 7 tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh.
Nhiều gia đình mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh nhưng khi xong không biết mời đi nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ. Vì vậy, sau khi nghi lễ cúng xong, các gia đình nhất định phải làm những việc như sau:
-Vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã.
- Tục giật cô hồn: tức người sống giành giật những mâm cúng, rồi người ta thường đốt vàng mã cho cô hồn, cho tiền người sống bằng cách thảy tiền cùng với bánh kẹo. Họ tin nếu người sống mà giành giật càng đông, tức họ đã mua chuộc được lũ cô hồn các đảng không đến quấy phá gia đình mình.
- Không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đò cúng đó vào nhà (nếu không ai giành giật thì cho những người khác dùng, không nên bỏ đi sẽ hoang phí và mang tội).
Tags: cúng cô hồn, cung co hon, cung ram thang 7, cúng rằm tháng 7, co hon

Có thể bạn quan tâm:

 Cúng cô hồn vào thời gian và địa điểm nào là hợp lý Đừng phạm phải những điều cấm kỵ này trong tháng cô hồn nếu không muốn gặp xui xẻo Có nên lau dọn bàn thờ gia tiên trong tháng 7 cô hồn
Cúng cô hồn vào thời

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Cúng cô hồn vào thời gian và địa điểm nào là hợp lý

Cúng cô hồn là việc quan trọng của người Việt từ nhiều đời nay nhưng thời gian và địa điểm để cúng cô hồn và thực hiện các nghi thức không phải ai cũng biết.

Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).
Báo Ngày nay trích lời ông Nguyễn Tuấn Phan, Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu cổ học Phương Đông (thuộc Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam) cho biết, lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.
Ngày lễ này liên quan tới tích ngài Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ.
Địa điểm: Từ đầu tháng 7 Âm lịch, phật tử đã tới các chùa rất đông để đăng ký lễ cầu siêu, cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ.
Từ đầu tháng 7 Âm lịch, phật tử đã tới các chùa rất đông để đăng ký lễ cầu siêu, cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ.
Các chùa thường làm lễ cầu siêu từ rất sớm, cũng là dịp các thầy giảng cho người dân hiểu về ý nghĩa lễ Vu Lan và đạo hiếu của con cái với bậc sinh thành.
Theo sư thầy Thích Đàm Trung, trong lễ Vu Lan, người theo đạo Phật thường tụng những biến kinh hồi hướng cho bố mẹ, cửu huyền thất tổ lúc nào cũng được.
Nếu theo tôn giáo khác thì dùng tâm hướng đến người đã khuất. Nên lễ Vu Lan ở các chùa trước bởi ở đó nhờ công đức, thần lực của chư tăng nên các hương linh gia tiên được siêu sinh rất tốt.
Sau đó về nhà làm lễ thắp hương tưởng nhớ gia tiên, cửu huyền thất tổ.
Việc cúng Rằm tháng 7 tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ sau: Cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh.
Cũng theo Sư thầy Thích Đàm Trung, trong ngày Rằm tháng 7, các gia đình nên làm lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên vào ban ngày còn cúng cô hồn nên cúng vào buổi chiều tối.
Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa, không quy định hướng lễ.
Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa. Tất cả các chùa đều làm lễ cúng cô hồn trong một ngày nhất định từ ngày đầu tháng tới rằm.
Sắm lễ:
Mâm cỗ cúng cô hồn.- Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
- Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
- Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
- Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)
- 12 cục đường thẻ .
- Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm )
- Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.
Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Có thể bạn quan tâm:

 Những điều nên biết về tháng cô hồn Đừng phạm phải những điều cấm kỵ này trong tháng 7 cô hồn nếu không muốn gặp xui xẻo Có nên lau dọn bàn thờ gia tiên trong tháng 7 cô hồn
Những điều nên biết về

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

ĐÔI HẠC TAM KHÍ CAO CẤP

ĐÔI HẠC TAM KHÍ CAO CẤP


Đặc điểm:
- Được đúc bằng đồng đỏ khảm bạc nguyên chất.
- Đường nét hoa văn chạm chọn lọc tinh xảo và thuần Việt.
- Màu sắc đồng đỏ và bạc kết hợp hài hòa, bền đẹp và sang trọng.
Kích thước: Tùy theo kích thước và không gian thờ thì đồ thờ cúng có kích cỡ phù hợp khác nhau.
Ý nghĩa và cách sử dụng:
Đôi hạc đứng trên lưng lưng rùa: Hạc và rùa đều tượng trưng cho trường thọ,  biểu thị cho khát vọng trường tồn, biểu tượng của may mắn, Hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên còn rùa được xem như một tấm bùa hộ mệnh, luôn đem lại sự bảo vệ chở che và kết nối gia đình bền vững. Mặt khác Rùa là loài vật sống ở dưới đất, hạc là loài vật sống ở trên cao, khi hạc đứng trên lưng rùa thành một cặp thì hình ảnh đó thể hiện sự hài hòa, gắn kết giữa trời đất, giữa hai thái cực âm dương.
Tags: đôi hạc, đôi hạc tam khí, do dong, đồ thờ cúng
---
ĐỒ ĐỒNG VIỆT DOVI
Đ/c: Lô A2, Đường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội (Ngã tư Tố Hữu - Vạn Phúc)
ĐT; 0972465914 (chị Mến)

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Bộ đài thờ đồng vàng

Đặc điểm:
- Được chế tác thủ công hoàn toàn bằng đồng vàng nguyên chất.
- Màu sắc bên trong và bên ngoài đồng nhất của đồng nguyên chất.
- Kiểu dáng, đường nét hoa văn được chắt lọc, tinh xảo, thuần Việt.
- Các họa tiết được thúc nổi trên bề mặt đồng dẻo dai tạo đường nét trơn mềm, dễ lau chùi, không bám bụi.
Cách sử dụng:
Bộ đài thờ gồm 3 chiếc đài được đặt ở trên bàn thờ gia tiên, bàn thờ đình chùa...để đựng gạo, muối và nước khi cúng, đi kèm là bộ đồ thờ như bộ ngũ sự, tam sự, bát hương...Trên bàn thờ có thể đặt được 5 đài thờ, thường 2 đài thờ sẽ có kích thước lớn hơn.
Kích thước đài thờ:
Bộ đài thờ 3 quả ĐK 9cm
Bộ đài thờ 3 quả ĐK 10cm
Bộ đài thờ 2 quả ĐK 13cm
Tags: bộ đài thờ đồng vàng, đài thờ đồng vàng, đài thờ, dai tho dong vang

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Có nên lau dọn bàn thờ gia tiên trong tháng 7 cô hồn

Sắp đến Rằm tháng 7, nhiều nhà chuẩn bị sắp xếp, bao sái (lau dọn) bàn thờ gia tiên để tới Rằm tháng 7 đón gia tiên về được sạch sẽ, thanh tịnh. Ai được phép bao sái bàn thờ và dọn sao để không “phạm” vào điều cấm kỵ? Có nên lau dọn bàn thờ gia tiên trong tháng 7 cô hồn?

Tránh nhất là đổ vỡ đồ thờ

Từ ngày lấy chồng tới giờ, chị Lê Hoài (ở Lạc Long Quân, Hà Nội) thường lau dọn bàn thờ gia tiên mỗi dịp lễ, Tết. Chồng chị tuy là con trai trưởng nhưng hơn 50 tuổi vẫn chưa bao giờ động tay tới việc bao sái bàn thờ. Mỗi dịp giỗ chạp, giỏi lắm anh thắp được nén hương, lầm bầm vài câu rồi giục “Mẹ nó lên cúng lễ đi này”.

Nhà chị Đặng Thị Hòa (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) thì chồng ở rể trên đất nhà vợ. Anh quan niệm cha mẹ chỉ ở nhà quê chứ không bao giờ theo về “ngự nhờ” nhà vợ nên anh không thờ cúng trên đất nhà vợ. Chị không đồng ý, nhờ cả thầy về giải thích rằng nhà nào cũng có bà cô tổ, con trai cứ lập gia đình là bà cô tổ sẽ về ngự và gia tiên về theo phù hộ cho con cháu. Nhưng anh cứ phớt lờ và không cúng lễ. Thế là hai mấy năm lấy chồng, chưa lần nào anh dâng được nén hương lên gia tiên trên đất nhà vợ.
Với nhà chị Nguyễn Thị Lê (ở Âu Cơ, Hà Nội) thì khác. Chồng chị là con trưởng, chu đáo việc cúng lễ, nên ngay từ khi nhà lập hương án phụng thờ, anh dành luôn việc bao sái, phân công chị là phụ nữ chỉ mua sắm hoa quả, đồ lễ, chế biến thực phẩm… bày lễ, bày mâm. Còn đặt lễ, sắp xếp đồ lễ là trách nhiệm của anh. Anh “sợ” chị… lóng ngóng lại “phạm” làm vỡ đồ, đổ lễ vì hương án có bài vị gia tiên và một số đồ quý (chưa kể những ngày các cụ coi là phụ nữ không “sạch sẽ”).
Theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người), xưa kia việc cúng lễ được quan niệm là việc của đàn ông là người chủ gia đình, đích thân chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính. Phụ nữ trông coi việc bếp núc. Trên bàn thờ, tủ thờ thường có hộp ghi lại gia phả, văn bản cổ quý, di chúc… nên không muốn khi bao sái, dọn dẹp nơi thờ cúng con dâu tò mò mở ra, biết hết việc của dòng họ. Ngày nay, ở đô thị việc bày biện hay thắp hương trên bàn thờ không phân biệt nam, nữ, tuổi tác. Nhưng ở thôn quê nhiều địa phương vẫn giữ nếp xưa, việc cúng lễ là do đàn ông trong nhà làm. Vào những ngày cúng lễ quan trọng như: Rằm tháng 7, giỗ chạp… thì mời người lớn tuổi nhất họ hoặc cao tuổi nhất nhà ra khấn và thắp hương cho ông bà tổ tiên.
Thờ phụng là trách nhiệm, luân lý của người Việt, thể hiện tình cảm, niềm tin huyết thống gia đình, tổ tiên. Việc bao sái bàn thờ ai làm cũng được, không cứ phải chọn lựa, nhất là nhà ở đô thị, việc thờ cúng bao sái không còn phân biệt rạch ròi như trước. Người bao sái bàn thờ làm việc cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm và những đồ quý (như cây nến cổ, bình quý, bài vị… của tổ tiên để lại. Cả những tấm ảnh bố mẹ ông bà để thờ lâu ngày, nếu bao sái không cẩn thận mà bị hỏng, rách thì không sao có lại được nữa.

Thời điểm này không nên động tới bát hương

Theo các nhà tâm linh, bàn thờ là nơi linh thiêng, ngày thường chỉ cần bao sái sạch sẽ, không nên tùy tiện động chạm di chuyển, đặc biệt là dịch chuyển bát hương là điều tối kỵ không nên làm, vì các vị sẽ khó an vị để phù hộ cho con cháu. Trước các dịp lễ, Tết, các gia đình lau dọn bàn thờ gọi là lễ “bao sái”, nhằm tẩy rửa, lau dọn sạch sẽ tất đồ thờ tự. Thời gian bao sái tốt nhất nên chọn vào dịp cuối tháng.
Hãy tắm rửa rồi bắt tay vào việc. Đầu tiên bày đĩa hoa quả, thắp nén hương xin gia tiên và thần linh tạm lánh để con cháu bao sái bàn thờ. Chờ hương tàn hãy bắt đầu công việc. Hãy trải vải đỏ (hoặc giấy đỏ) lên mâm (hoặc bàn) để đưa bài vị, đồ thờ đặt vào đó. Cẩn thận đặt đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên riêng rẽ kẻo lẫn lộn.
Sau đó dùng nước vang ấm (nước đun từ 5 thứ thảo dược thơm), rượu gừng để lau. Bao sái thuận là lau bài vị Phật, rồi thần linh trước, sau đó thay nước mới để lau bài vị tổ tiên (không nên làm ngược lại vì bị coi là bất kính). Sau khi lau sạch bát hương, đồ thờ cúng, bài vị sạch sẽ bằng nước thơm, để khô thì đặt lại như cũ.
Ông Hà Thanh lưu ý: Thời điểm bao sái tổng thể bàn thờ dịp Rằm tháng 7 âm lịch cần làm từ cuối tháng 6 âm lịch, còn bây giờ thì thời điểm đó đã qua. Bây giờ là đầu tháng nên người dân chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ, chứ không nên nhổ bỏ chân hương, dịch chuyển bát hương nữa, bởi về mặt tâm linh vẫn nên tôn trọng nếp xưa và làm như thế là “động” bát hương, không tốt. Còn khi muốn thay bát hương, tỉa bỏ chân hương bày tỏ lòng thành kính và tránh hỏa hoạn thì cũng nên chờ tới cuối tháng hoặc tốt nhất là cuối năm hãy làm theo lệ cũ phép xưa.

Xử trí chân hương, đồ thờ cúng bỏ đi ra sao?

Theo ông Hà Thanh, tối kỵ rút chân hương rồi cầm bát hương đổ tro bừa bãi ra ngoài, vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung.
Nhiều nhà còn đem đồ thờ cúng như bát hương, chén đĩa thờ cũ… vứt lung tung. Người xưa không làm như thế, mà quan niệm đem tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng thả ra sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi, chứ không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm”, vừa ô nhiễm môi trường.

Cách bài trí bàn thờ

- Bàn thờ tùy điều kiện mà đặt lễ cúng dường.
- Bàn thờ truyền thống cần có bình hoa, đèn/nến, hương, hoa quả, chén nhỏ đựng nước cúng.
- Bao sái bàn thờ nên dùng chổi, khăn lau riêng.
- Ngoài đặt các đồ thờ cúng, thì những thứ không liên quan đến thờ cúng không nên bày trên bàn thờ.
- Không nên đặt chậu cây cảnh, hoa giả dâng cúng trên bàn thờ. Chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng. Nước bình hoa nên thay thường xuyên để tránh uế tạp.
Ông Nguyễn Mạnh Cường
(Nhà nghiên cứu Phật học – Viện Phật học)

Đừng phạm phải những điều cấm kỵ này trong tháng cô hồn nếu không muốn gặp xui xẻo

Tháng cô hồn hay tháng “xá tội vong nhân” là một tín ngưỡng dân gian quan trọng và có liên quan tới ma quỷ, tâm linh nên rất được người Việt quan trọng. Ngoài những lễ tiết cúng bái, dân gian ta còn tương truyền cả những điều con người nên làm và những điều cấm kỵ trong tháng cô hồn để cho cầu mong được bình an, hạnh phúc.

Dưới đây là những điều cấm kỵ tháng cô hồn không nên làm:

Tháng 7 cô hồn và những điều cấm kỵ
1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi con người ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.
2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm trong những ngày tháng cô hồn, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.
3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “Một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.
4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến.
5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.
6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy.
7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.
8. Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trặc trẹo chân.
9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc” dễ bị ma quỷ xâm nhập.
10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.
11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”.
12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.
13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.
14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác “hình như” có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.
15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.
16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.
17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.
18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.
Tags: tháng cô hồn và những điều cấm kỵ, tháng cô hồn kiêng gì, tháng 7 cô hồn và những điều cấm kỵ, 18 điều kiêng kỵ tháng cô hồn, kiêng kỵ tháng cô hồn, cô hồnban tho gia tiengia tiên

Đồ đồng Việt Dovi

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by dothocungviet.com | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi , Sửa bếp từ tại nhà , Sửa bếp từ tại hà nội , Sửa bếp điện từ , sua bep tu