Đồ đồng Việt Dovi

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Thờ cúng Thần Tài - Ông Địa cầu tài cầu lộc

Trong quan niệm của những người kinh doanh, buôn bán, Thần Tài - Ông Địa chính là những vị thần đem lại may mắn và tài lộc cho họ. Vậy tại sao có tục thờ cúng Thần tài – Ông Địa và cách bài trí, sắp đặt ra sao để hợp phong thủy mang lại may mắn, tài lộc, sức khỏe,…? 


Ý nghĩa của Thần Tài – Ông Địa trong phong thủy

Theo phong thủy học, Thần Tài – Ông Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài, nhưng Mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo.

Trang bị những lễ vật tiến cúng trên bàn thờ ông địa

Nếu như Thần Tài người ta cúng hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay cúng ly cà phê. Thông tường Thần Tài người Hoa kính trọng và khấn vái nhiều, thì trái lại người Việt luôn luôn khấn vái Ông Địa. Vào ngày Tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về hoặc bàn thờ cũ hay bị hư cũng được thay thế bàn thờ mới. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và bàn thờ Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.

Thờ cúng Thần Tài – Ông Địa có 4 đặc tính lưu ý như sau

Trong việc thờ cúng bàn thờ Thần Tài - Ông Địa thì chúng ta cần phải tìm hiểu rõ về những quy trình cũng như cách thức để đạt được đến điều mà chúng ta mong muốn. Nhưng trước hết chúng ta phải bỏ ra công sức của chính bản thân, hết lòng thì may ra chúng ta mới dần dần nhận được kết quả.

Đặc tính 1: Chăm sóc thường xuyên cho bàn thờTuy thờ cúng, bàn thờ để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin. Nhiều lần thấy rất Linh diệu
Đặc tính 2: Khi cúng Thần Tài – Ông Địangười ta thường cúng nhiều thứ, nhưng có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt. Thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi…. Nếu ở Sài Gòn, nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài – Ông Địa, người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương – Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt). Thứ tiền này không có bán ở miền Bắc.
Đặc tính 3: Cách thắp nhang
Khi mới lập bàn thờ Thần Tài - Ông Địa, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang.
Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.
Đặc tính 4: Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn
* Chú ý :Mùng 10 Âm lịch hàng tháng là Cúng Thần Tài ; Mùng 2 và 16 Âm lịch hàng tháng là Cúng Cô Hồn
Sưu tầm
Tags: bàn thờ thần tài ông địa, bàn thờ thần tài ông địa những điều cần biết, bàn thờ thần tài ông địa và những điều cần biết, bàn thờ gia tiên

Unknown nói...

bàn thờ ông địa không nên cúng gìBàn thờ Thần Tài, Ông Địa là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng, hoặc là chiếc thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh. Phía trong khám dán bài vị của Thần tài, Ông Địa được viết trên giấy đỏ, mực viết bằng kim nhũ.
hướng bếp cho tuổi bính dầnHướng tốt: Đông Bắc(Sinh Khí); Tây Bắc (Diên Niên); Tây(Thiên Y); Tây Nam (Phục Vị) Hướng xấu: Đông(Hoạ Hại); Bắc(Tuyệt Mệnh); Nam (Lục Sát); Đông Nam(Ngũ Quỷ)
hướng bếp tuổi nhâm tuất 1982Nếu nhà được một trong các hướng tốt: Đông(Sinh Khí); Bắc (Diên Niên); Đông Nam (Thiên Y);Nam (Phục Vị) thì bạn có thể đặt bếp quay về một trong các hướng tốt này, trừ hướng nhà (bếp kỵ cùng hướng với hướng của nhà).
hướng bếp tuổi giáp tý 1984Bếp nấu cũng là một yếu tố rất quan trọng, vì mọi bệnh tật, vệ sinh đều sinh ra từ đây. Hướng bếp nên đặt ở hướng xấu, và nhìn về hướng tốt, theo quan niệm Toạ hung hướng cát. Hướng bếp có thể hiểu là hướng cửa bếp đối với bếp lò, bếp dầu, hướng công tắc điều khiển đối với bếp điện, bếp gas
tuổi bính dần đặt bàn thờ hướng nàoGia chủ tuổi Bính dần nên đặt vị trí và hướng bàn thờ vào các hướng tốt là: Đông Bắc(Sinh Khí); Tây Bắc (Diên Niên); Tây(Thiên Y); Tây Nam (Phục Vị) Gia chủ tuổi Bính dần nên tránh đặt vị trí và hướng bàn thờ tại các hướng xấu là: Đông(Hoạ Hại); Bắc(Tuyệt Mệnh); Nam (Lục Sát); Đông Nam(Ngũ Quỷ)

Thanh nói...

cảm ơn bạn, bài viết của bạn thật bổ ích. bạn có thể tham khảo thêm tại đây
cách thờ cúng thần tài ông địa
bảo liên hoa
tháp văn xương

Đăng nhận xét

Đồ đồng Việt Dovi

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by dothocungviet.com | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi , Sửa bếp từ tại nhà , Sửa bếp từ tại hà nội , Sửa bếp điện từ , sua bep tu