Đồ đồng Việt Dovi

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Bàn thờ gia tiên đẹp và ấm cúng

Từ xa xưa tới nay, qua bao thế hệ, trong sâu thẳm tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam thì việc thờ cúng gia tiên không chỉ là một nét đẹp trong phong tục, văn hóa mà còn là trọng trách và nghĩa vụ của mỗi người con trong gia đình.

Ý nghĩa của bàn thờ gia tiên:
Bàn thờ là nơi linh thiêng, thanh khiết, nên ngoài các đồ đạc dùng để tế tự và trang hoàng, nhất thiết không được để vật dụng gì lên đó. Trung tâm của bàn thờ là bát nhang, phía sau bát nhang là di ảnh của những người đã khuất.

Thông thường thì bàn thờ gia tiên được bố trí ở gian giữa của ngôi nhà cũng có thể bố trí gian bên ở bên trái từ ngoài sân nhìn vào. Những gia đình giàu có, sang trọng thuộc lớp trung lưu thì đồ thờ gồm một bệ tam sự (môt cái đỉnh (lư), cặp chân đèn bằng đồng để cắm nến, hay một bộ Ngũ sự có thêm lọ độc bình, chân bệ để đèn. Nếu là bộ “thất sự” thì có thêm ống đựng hương, ống cắm đũa và một lư hương để trầm. Tất cả đều đúc bằng đồng. Những nhà khá giả còn có đôi hạc nhỏ cũng bằng đồng. Đồ thờ, nếu không col điều kiện sắm bằng đồng thì làm bằng gỗ tiện và thường sơn đỏ.
Thông thường người ta, chia gian thờ làm ba lớp. Lớp ngoài là bộ phận phản để mọi người đến làm lễ, không đặt phản thì để trống nền nhà, khi cần có thể bày thêm bàn ghế, hay chải chiếu. Lớp thứ hai là hương án, trên đặt bộ đồ Tam sự hay Ngũ sự, lớp thứ ba ở trong cùng, trên để khám sơn son, bài vị, hộp hay ống đựng gia phả, khay đựng vật cúng, đài rượu và có thể có ảnh chân dung người quá cố.
Bát hương làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là bằng kim loại: đồng, vàng, bạc. Khi bốc bát hương mới phải hết sức cẩn thận, nhất tâm nhất niệm, trong lòng thư thái, đừng có ý nghĩ vẩn đục. Trong Bát hương chỉ có cát trắng khô sạch, vàng bạc, đá ngũ sắc, ghi rõ tổ họ. Ngày 23 tháng chạp sau khi đưa ông Táo thì gõ các chân hương đem ra sân đốt thả ra sông, sau đó dọn dẹp vệ sinh lại tủ thờ, không được dùng nước rửa, vì bàn thờ mệnh Hỏa, Hỏa khắc Thủy, đến trưa ngày 30 tháng chạp mối cúng rước ông bà và bắt đầu thắp hương lại. Điều cần lưu tâm là nếu bày biện Thất sự thì ngọn đèn Thái cựcluôn sáng. Khi bát hương tự hóa không được vội vàng đổ nước vào, mà từ từ chuyển các vật dụng dễ cháy ra. Khi bát hương cháy hết, chuyển các vị trí về như cũ. Bát hương cháy có hai loại: Hóa dương, tốc độ cháy nhanh, hóa âm, cháy từ từ. Tuỳ theo mức độ cháy mà có thể dự báo cát hung . Nếu bát hương cháy bị hỏng, cháy lan ra bàn thờ thì tùy theo tình hình kinh tế của gia chủ mà thay bàn thờ và bát hương mới.
Mời các bạn tham khảo một số vật phẩm để có lựa chọn tốt nhất cho bàn thờ gia tiên:
Đặc điểm:
- Được chế tác thủ công hoàn toàn bằng đồng đỏ khảm bạc nguyên chất.
- Màu sắc bên trong và bên ngoài đồng nhất nguyên chất.
- Kiểu dáng, đường nét hoa văn được chắt lọc, tinh xảo, thuần Việt.
- Các họa tiết được thúc nổi trên bề mặt đồng dẻo dai tạo đường nét trơn mềm, dễ lau chùi, không bám bụi.
Ý nghĩa:
Bộ đồ thờ ngũ sự gồm 5 món: Lư hương, đôi hạc và đôi chân nến.
- Lư hương: Lư là đồ thờ cúng phổ biến thường được dùng ở nhà, nơi thờ cúng, chùa chiền dùng để đốt trầm tạo ra mùi thơm thanh khiết. Theo quan niệm tâm linh mùi hương trầm thơm thể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý. Khói trầm toả ra có tác dụng thanh lọc khí rất tốt; về mặt tâm linh thì nó hoá giải được hung khí tăng thêm cát khí, gia tăng sự hoà thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc.
- Đôi hạc đứng trên lưng rùa: Hạc được xem như một loài chim quý, hình ảnh Hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên, Hạc cũng là loài vật tượng trưng cho trường thọ,  biểu thị cho khát vọng trường tồn, biểu tượng của may mắn. Rùa là loài vật sống ở dưới đất, trong văn hóa Việt Nam, rùa là một linh vật được tôn trọng từ ngàn xưa, nó không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn của sự bảo vệ, che chở, hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng.Trong Phong Thủy, con rùa đảm bảo cho gia đình có sự liên kết chặt chẽ, lâu bền. Chính vì thế, khi hạc đứng trên lưng rùa thành một cặp là sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời đất, giữa hai thái cực âm dương.
- Đôi chân nến: dùng để thắp sáng tạo nên sự lung linh huyền ảo và uy nghiêm cho bàn thờ.
*** Bài liên quan: Bàn thờ gia tiên hiện đại
Tùy theo hoàn cảnh gia đình mà cách bài trí phòng thờ, bàn thờ có thể linh hoạt phù hợp trên tinh thần trang nghiêm, ít bị ảnh hưởng bởi các sinh hoạt khác. Bởi ban thờ không chỉ là nơi tưởng nhớ nguồn cội mà còn là một phần trọng trách lớn mỗi người phải nhớ.
Tags: mẫu bàn thờ gia tiênmau ban tho gia tien, hình ảnh bàn thờ gia tiên, hinh anh ban tho gia tien dep, bàn thờ gia tiên hiện đại, mẫu tủ thờ gia tiên, bàn thờ gia tiên đẹp, mẫu bàn thờ gia tiên đẹp, mẫu nhà thờ gia tiên,cúng gia tiên, cung gia tien, hóa chân hương, nghi thuc le gia tien, không gian thờ, lập bàn thờ, lap ban tho, tho cung gia tien the nao cho dung, văn cúng gia tiên, van cung gia tien, bài cúng gia tiên, tho cung gia tien, văn khấn gia tiên, van khan gia tien, bàn thờ gia tiên, ban tho gia tien

Đăng nhận xét

Đồ đồng Việt Dovi

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by dothocungviet.com | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi , Sửa bếp từ tại nhà , Sửa bếp từ tại hà nội , Sửa bếp điện từ , sua bep tu