Đồ đồng Việt Dovi

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Lưu ý cần biết khi thỉnh tượng Phật bà quan âm cho bàn thờ tại gia

Bàn thờ Phật bà quan âm tại gia đã trở thành lựa chọn của nhiều gia chủ bởi Phật bà khiến cho gia đạo được bình yên, cứu rỗi khi gặp khó khăn và mang điều may mắn đến cho gia đạo.

Chính vì vậy hiện nay tại nhiều gia đình Việt thường có bàn thờ Phật tại gia bà quan âm đặt giữa nhà tại nơi trang nghiêm để tỏ lòng thành kính của mình đối phới đức Phật từ bi.
Tuy nhiên không phải vì vậy mà ai cũng biết cách thỉnh tượng Phật Bà Quan Âm sao cho đúng nghi lễ, vì vậy để giúp các gia chủ đang có ý định thỉnh tượng Phật bà về thờ tại gia có thêm kinh nghiệm hữu ích dành cho mình chúng tôi xin chia sẻ một số điều sau:
- Trước khi thỉnh Phật bà quan âm gia chủ cần chuẩn bị trước bàn thờ (bắt trên cao, có bát nhang, hoa, nước... )đặt tại nơi trang nghiêm, tốt nhất nên đặt chính giữa nhà.
- Sau đó tìm đến cửa hàng cung cấp tượng Phật bà quan âm uy tín để chọn mua tượng Phật có kích thước và chất liệu phù hợp. Có thể mang thẳng về nhà hoặc gửi tại chùa để các sư thầy tụng kinh, làm phép.
- Cuối cùng thỉnh Phật bà quan âm về nhà, đặt trên bàn thờ trang nghiêm, thắp nhang thờ cúng, giữ bàn thờ luôn sạch sẽ ấm áp khói nhang.

Lưu ý cn biết về bàn thờ Pht bà quan âm tại gia

Ngoài ra gia chủ cũng cần lưu ý một số điều sau đây khi thỉnh tượng Phật bà quan âm về thờ tại gia:
- Không nên nghe lời kẻ xấu mua tượng Phật không rõ nguồn gốc, có mức giá cao.
- Nên chọn mua tượng Phật bà có kích thước vừa với trang thờ để đảm bảo tính cân đối cho không gian thờ.
- Thường xuyên vệ sinh trang thờ, đảm bảo nước, hoa, nhang đèn đầy đủ.
Đặc biệt sự thành tâm là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà gia chủ cần phải ghi nhớ trong suốt quá trình thỉnh tượng Phật bà quan âm để tỏ lòng thành kính đối với đức Phật.
Tags: bàn thờ phật tại gia, bàn thờ phật quan âm, bàn thờ phật bà quan âm, ban tho phat ba quan am, bàn thờ phật bà quan âm tại gia, ban tho gia tien

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Cấm kỵ trong cách thờ cúng Phật tại nhà

Tượng Phật rất linh thiêng, vì vậy chúng ta nên chú ý đến những điều kiêng kỵ trong cách thờ cúng Phật tại nhà để tránh mang lại những điều không may đến cho gia đình.

Tại mỗi gia đình theo Phật giáo đều có bàn thờ Phật, tranh Phật hay bài trí tượng Phật để cầu xin bảo hộ bình an, phát tài. Tượng Phật rất linh thiêng, vì vậy chúng ta nên chú ý đến những điều kiêng kỵ trong cách thờ cúng Phật tại nhà để tránh mang lại những điều không may đến cho gia đình.

1. Thờ cúng Phật: Sau khi mua tượng Phật, tuyệt đối không được khóa trong két bạc hay cất trong tủ kín giống các đồ quý khác như vàng, bạc, đá quý… Hành động này bị coi là bất kính nhất đối với tượng Phật. Nếu để tượng trong két bạc còn làm cho nhà xảy ra rất nhiều chuyện không hay, nhất là trẻ em hay bị ốm.
2. Phòng ngủ là không gian riêng tư của gia đình. Vì vậy, không được đặt bàn thờ Phật hay vứt bùa phù hộ có hình tượng Phật lung tung trong căn phòng này, vì điều đó sẽ dẫn đến việc ngủ không ngon, hay mộng mị.
3. Không nên mua tượng Phật một cách ngẫu hứng, tùy tiện. Trong nhà chỉ nên thờ nhiều nhất là ba vị và phải sắp đặt chung một bàn, càng nhiều tượng Phật thì người sống trong nhà càng cảm thấy phân tâm, bất an.
4. Nếu tượng Phật trong nhà quá cũ, để lâu năm thì không được vứt hoặc ném vào một góc nào đó mà cần mua tượng Phật mới để thay và mang tượng Phật cũ lên chùa, miếu hoặc có thể đốt cùng tiền vàng (vào mùng 1, ngày rằm để tiễn tượng Phật quy vị).
5. Nếu tượng Phật không may bị vỡ, không nên dùng chổi quét và vứt tùy tiện mà phải dùng giấy vàng gói lại, vào ngày mùng một, ba, năm, bảy, chín đốt dưới nắng, tiễn tượng Phật quy vị. Nếu ngón tay tượng Phật bị gãy thì nên dùng giấy đỏ cuộn lên rồi lắp vào, nếu thân Phật có vỡ, nên dán lại bằng giấy đỏ.
6. Khi đặt tượng Phật lên bàn thờ, dưới tượng phải để một đĩa có giấy đỏ nhằm tỏ lòng thành kính và trang trọng đối với Phật.
7. Trong khi thờ Tam thế Phật, phải sắp đặt chung một bàn. Nếu tượng lồng kính thì nên đặt ngay thẳng, không được cái cao, cái thấp, cũng không được cái to, cái bé; còn với tượng gỗ, tượng đồng, tượng sành, thì để ngang hàng đồng bậc, không nên để tầng trên, cấp dưới.
8. Bàn thờ Phật không được bày theo hứng mà phải đặt chính giữa nhà. Bàn thờ ông bà thì nên thờ một bên. Nếu nhà cao tầng thì thờ Phật ở tầng trên. Tại bàn thờ Phật thì không nên để tạp vật nào khác, ngoài bình bông, lư hương, chân đèn và đĩa quả.
Những vật này, mỗi ngày cần được săn sóc lau quét sạch sẽ. Ngoài ra, những tranh in hình Phật tuyệt đối không nên cuộn lên, bởi làm như vậy theo tín ngưỡng: sẽ gây đau đầu cho những người sống trong gia đình.
Khi mắt, ngón tay của tượng Phật trong tranh bị hỏng thì phải sửa chữa hoặc vẽ lại, nếu không vẽ lại như cũ thì người sống trong nhà dễ bị mắc bệnh đối ứng chỗ hỏng của tượng Phật.
Tags: cách thờ cúng phật, thờ cúng phật tại nhà, thờ cúng phật, ban tho gia tien, cách thờ cúng phật tại nhà, cách thờ cúng phật trong nhà

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Hướng dẫn cách lập và bố trí bàn thờ Phật đem lại may mắn cho gia chủ

Cách bố trí bàn thờ Phật tại nhà cũng có những qui tắc phong thủy nhất định. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách sắp xếp bàn thờ Phật tại gia đem lại may mắn cho gia đình.

Không gian thờ cúng gia tiên trong nhà ở luôn cần đặt yếu tố gần gũi và giáo dục truyền thống lên hàng đầu để kết nối các thế hệ và giữ vững gia phong nề nếp gia đình. Với những ngưòi theo đạo Phật thì tín ngưỡng thờ cúng luôn được coi trọng. Cách bài trí bàn thờ Phật và tượng Phật cũng có những quy tắc phong thủy nhất định.
Phương hướng và điều kiện để lập bàn thờ Phật

Lập bàn thờ Phật là một công việc rất tốt, tạo nhiều phúc nghiệp, nhưng công việc đó không hề đơn giản chút nào. Theo như tập tục hàng ngàn năm nay, khi bài trí thờ cúng tượng Phật nên lưu ý những điều sau:
- Người thờ Phật phải có thành tâm, nhất thiết phải ăn chay vào ngày mùng 1 và ngày rằm. Vì hiểu theo cách thông thường Phật ăn chay, thấy được ích lợi của việc chay tịnh thì không thể phổ độ cho một chúng sinh thờ mình suốt ngày ăn mặn đựợc, nhất là sát sinh.
- Điều kiện thứ hai là cách lập bàn thờ Phật không thể cúng dàng Phật bằng xôi gà, bằng thịt của động vật, vì Phật không hưởng thụ những thứ đó. Về hướng bàn thờ tốt nhất là quay theo cổng chính của căn nhà bạn, có trường hợp cũng có thể quay bàn thờ Phật về hướng xấu so với trạch mệnh của thân chủ, một phần để hóa giải hướng đó.
- Thứ ba là bài vị tổ tiên không được đặt cao hơn bàn thờ Phật sẽ phạm xung, vì hiểu một cách đơn giản theo dân gian Phật đã đạt được sự giải thoát, là bậc Đại giác, không thể ở thấp hơn chúng sinh. Thực ra chúng sinh cũng là Phật nhưng chưa giác ngộ, làm vậy là để trọng Phật. Có rất nhiều nhà thờ ảnh các thần cùng với ngài Quan Âm Bồ Tát, đó là không đúng cách, coi ngài là một vị thần cũng không đúng, nên người thờ Phật nên quy y để hiểu được những điều căn bản nhất về việc thờ cúng cho đúng với đạo, không được tùy tiện hiếu theo suy nghĩ chủ quan của mình mà có tà kiến về việc thờ, việc cúng. Nếu không làm được những điều kiện đó thì chúng ta nên cẩn trọng ở việc lập bàn thờ Phật tại gia.

Sắm lễ thờ Phật

Việc sửa soạn lễ cúng Phật những quy định cần tuân thủ là:
- Sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng lên bàn thờ Phật.
- Hoa tươi lễ Phật là: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
- Trước ngày dâng hương làm lễ Phật cần- chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: Ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện.

Hương cúng dàng Phật

Người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lúc thắp nhang, nhưng cũng có trường hợp người ta đốt cả nắm nhang chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số. Còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn.
Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau:
-Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng)
-Tam giới (Dục giới, sắc giới và Vô sắc giới)
-Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Vị lai)
-Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ)
Nén hương, cũng có thêm một ý nghĩa đặc biệt khác nữa, đó là thắp hương để nhớ đến sự vô thường. Vô thường là không vĩnh viễn, tất cả đều giả tạm, cho nên lúc nén hương tắt cháy thì cũng tượng trưng cho đời người tắt, ngắn ngủi vô thường... Tàn tro của hương nhắc nhở chúng ta chớ để thời gian trồi qua, uổng phí tháng ngày.
Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gồm có: Hương, hoa, đăng (đèn), trà, quả, thực (thức ăn). Tuy nhiên nhiều người không rõ về ý nghĩa sâu xa của việc cúng Phật nên bày biện đủ thức ăn uống như yến tiệc, không những uổng phí mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa.
Theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nghi ngút, không cần cỗ bàn yến tiếc tiệc thịt cá linh đình vì đúng ý nghĩa sự cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái ngọt, nưóc trong là đủ. Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của con người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, chúng ta còn có thể dùng đức tin của mình thắp lên những nén tâm hương - tức là hương từ trong tâm. Bởi vậy mới có năm thứ hương dùng để cúng dường chư Phật: Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương.

Cách bài trí tượng Phật

Thờ Phật tại gia bảo hộ bình an và cũng có những quy tắc nhất định:
- Tượng Phật đem về nhà không nên coi là đồ cổ hay vật báu mà cất giữ cẩn thận, như vậy sẽ ảnh hưởng tới mọi thành viên trong gia đình.
- Không nên đặt tượng trong phòng ngủ, bởi lễ Phật phải uy nghi nghiêm túc. Nơi để bàn thờ Phật cũng vậy, nhà có điều kiện nên để một phòng riêng yên tĩnh, thoáng đãng, trai tịnh.
- Không nên mua quá nhiều tượng về nhà, chỉ cần một pho hoặc ảnh Phật là đủ, thành tâm thành ý niệm cầu hằng ngày.
- Tranh ảnh Phật không nên cuộn tròn lại, không được để xuống dưới ghế, không được ngồi lên trên...
- Tượng cũ bị mò mắt hoặc tay nên tô vẽ, lau chùi lại, vào các ngày rằm và mùng có thể dùng nước thơm tắm tượng. Nếu tượng hỏng thì thỉnh cầu các tăng rước thỉnh thả sông, thay bằng pho khác, nhờ chuyển lên chùa khai quang cẩn thận, không được tùy tiện vứt bỏ.
- Không được đặt tượng tại những nơi không sạch sẽ, ẩm thấp.
- Tượng nếu đặt trên xe phải quay mặt hướng về phía trước.
- Nên đặt tượng trên một chiếc đĩa lót giấy đỏ.
Tags: cách lập bàn thờ phật, cách lập bàn thờ phật tại gia, cách đặt bàn thờ phật tại nhà, cách bài trí bàn thờ phật, cách bố trí bàn thờ phật, cách trang trí bàn thờ phật, cách bày trí bàn thờ phật, cách sắp xếp bàn thờ phật

10 điều cần biết về bàn thờ Phật tại gia

Ở Việt Nam, có nhiều gia đình ngoài bàn thờ gia tiên còn có bàn thờ Phật tại gia. Trong tín ngưỡng của dân gian thường có rất nhiều điều kiêng kị, nhưng đó không phải là tín ngưỡng Phật giáo chân chính mà chỉ là những điều kiêng kị bị ngộ nhận là của Phật giáo.

Ở một vài gia đình Việt Nam ta, ngoài bàn thờ gia tiên còn thờ Phật nữa. Dưới đây là một vài điều bạn đọc cần biết khi thờ Phật tại gia.
Bàn thờ Phật tại gia
1. Những cây hương thừa trong bát hương nếu hàng ngày không thu gọn thì trở nên dơ bẩn và dễ gây cháy rất nguy hiểm. Cho nên các bát hương đặt trước các tượng Phật trong chùa, hàng ngày vào lúc sáng sớm đều cần phải thu gọn, giữ cho bát hương luôn luôn sạch sẽ như mới thắp hương lần đầu.
2. Các nữ tín đồ thờ Phật tại nhà đến kỳ kinh nguyệt thì không dám tới chùa lễ Phật, thậm chí không dám đến trước bàn thờ Phật để thắp hương tụng kinh, tọa thiền, niệm Phật.Kỳ thực đó là điều kiêng kị của hàng quỷ thần cấp thấp. Vì quỷ thần sợ máu bẩn nên hễ thấy máu bẩn thì dễ nổi giận. Quỷ thần nghiện ăn máu, thấy máu là dấy lòng tham, nhưng máu kinh nguyệt không phải là máu tươi nên quỷ thần có phản ứng như bị người ta đùa bỡn làm nhục.Do vậy, phụ nữ khi hành kinh vào các đền, miếu, điện thờ quỷ thần thì có thể bị hậu quả không tốt.
Còn như các Sa-di ni, Tỳ kheo ni, cùng các Ưu bà di (nữ cư sỹ) ở gần đều sinh hoạt tại chùa, cùng các phụ nữ tu hành hàng ngày làm bạn với kinh sách, tượng Phật và các pháp vật khác của nhà chùa, từ xưa đến nay chưa từng thấy ai bị tai họa bởi vấn đề xung khắc do kinh nguyệt gây ra cả.
3. Đối với bàn thờ Phật tại gia khi lập bàn thờ Phật trước hết phải nhờ người làm lễ khai quang các tượng Phật, Bồ Tát, lại phải chọn ngày tốt, hướng tốt. Đó cũng là do tín ngưỡng dân gian hoặc phong tục dân gian.Theo quan điểm “nhập gia tùy tục” mà nói thì tục lệ đó cũng không có gì sai trái lắm. Làm lễ khai quang là để tỏ ý thận trọng, chọn ngày chọn hướng là để tỏ ý cầu mong tốt lành.Nhưng theo quan điểm Phật giáo thì chư Phật, Bồ Tát có ở khắp mọi nơi, không một chỗ nào không ứng hiện. Tất cả mọi hướng đều có chư Phật, Tam bảo, Long thiên hộ pháp.Như vậy, đương nhiên là không hề có những vấn đề do tín ngưỡng dân gian tưởng tượng ra. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được.
4. Có người cho rằng có những bài chú, bài kinh nào đó thì người tu tại gia không được niệm, hoặc có những bài chú, bài kinh nào thì không được niệm vào một giờ nào đó.Kỳ thực, với tấm lòng cung kính, tất cả mọi bài kinh, chú đều có thể tụng niệm ở bất cứ nơi nào thanh tịnh. Tốt nhất là trước khi tụng niệm nên rửa tay, súc miệng rồi đứng trước bàn thờ thắp hương lễ Phật mà tụng niệm nhưng không nên nói người tu tại gia không được tụng kinh nào đó hoặc không được niệm chú nào đó, trừ những pháp môn quy định đặc biệt của Mật Tông thì không kể.
5. Trong một nhà cũng có thể có người tin Phật, có người tin Thần, phải chăng có thể thờ chung cả Thần và cả Phật trong cùng một bàn thờ ? Điều đó nên coi là không có vấn đề gì.Nên thờ Phật ở chính giữa, cúng Bồ Tát ở hai bên, cúng các Thần ngoài cùng, coi là kẻ bảo vệ bên ngoài cho Tam bảo, cũng nên để cho các Thần gần gũi với Tam bảo để tu học Phật pháp, gây thần nhân duyên với đạo Phật.Nếu đạt được sự thỏa thuận của cả nhà, sau khi đã đổi ý mà tin theo Phật thì sẽ làm lễ cúng Thần, khấn cáo với Thần rồi đem tượng (và đồ thờ) Thần cất đi, để tránh cúng thờ ngẫu tượng quá nhiều sinh ra tạp loạn.
6. Có nhiều người không hiểu đối với tro hương cùng các kinh sách, tượng và các pháp vật bị hư hỏng thì sẽ xử lý như thế nào? Thậm chí có người mang đến giao cho nhà chùa.Kỳ thực thì chỉ cần chọn chỗ đất trống và đồ đựng sạch sẽ, bỏ các thứ đó vào rồi châm lửa đốt đi, đốt xong đào lỗ chôn xuống đất là được. Những thứ làm bằng kim loại không đốt được thì tìm chỗ cất kín, một thời gian sau sẽ xử lý thải bỏ như đối với đồ đạc cũ kỷ rách nát khác.
7. Các vật cúng bày trên bàn thờ Phật như hoa, quả, nước trà v.v… thuộc các loại phẩm vật tiêu hao thì phải thay đổi hằng ngày. Những thứ gì còn có thể dùng được, ăn được thì nên đem dùng vào việc khác hoặc đem cho người nhà ăn dùng, không nên vứt đi. Những thứ bị ôi thiu, hư nát thì phải đổ bỏ đi như đổ rác. Còn như phẩm vật bày cúng nên bày cúng đơn chiếc hay bày một đôi thì không có hạn chế gì cả.
8. Xét về mỹ quan đối xứng mà nói thì nên dùng một cặp đôi. Nhưng nếu vì tiền nong vật phẩm có hạn, hoặc do vị trí chỗ bày biện không tiện, chỉ bày cúng đơn chiếc thì cũng không có gì là không được. Còn về đồ cúng là những món gì, về nguyên tắc là tùy theo chỗ tiền nong chi tiêu mà mình có thể lo liệu được, không bày biện rườm rà mà cũng không cần phải phô trương.
9. Thời gian tu hành tại nhà thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm và buổi tối, lúc đó nhờ thân tâm thanh tịnh, thoải mái. Như vậy mới có thể chuyên chú, thành tâm mà tu tập.Nếu vì tính chất công việc làm ăn thì đương nhiên có thể chọn những thời gian khác nhau. Tốt nhất là không lập bàn thờ trong phòng ngủ, không nên ngồi tọa thiền, lễ Phật, tụng kinh ở trên giường.Nhưng nếu nhà ở chỉ có một phòng thì tốt nhất là lúc bình thường lấy vải khăn che phủ tượng Phật. Khi nào lễ Phật thì xếp dọn giường chiếu chỉnh tề, sạch sẽ rồi mới mở khăn tượng Phật ra. Nếu giường làm lễ cúng được, coi đó cũng là một nơi để tu hành.Nói tóm lại, lấy cái tâm thanh tịnh, cung kính để biểu thị mức độ trang trọng, nghiêm túc làm nguyên tắc.
10. Sau khi đã quy y Tam Bảo thì không được quy y một tôn giáo nào khác, không được thờ phụng một đền miếu, đạo tràng nào của tín ngưỡng dân gian. Tuy vậy vẫn phải giữ thái độ tôn kính đối với các tín ngưỡng đó.Khi đi vào các nhà thờ, đền miếu, đền thần phải cúi người chắp tay chào hỏi. Không được coi việc thờ phụng đó là đối tượng tín ngưỡng của mình, mà coi đó là cử chỉ để giữ quan hệ hữu nghị.
Trước khi chưa có nhận thức xác thực đối với Phật pháp thì không được đọc sách báo ngoại đạo, nếu không sẽ dẫn đến sự chỉ dắt sai lầm về phương hướng.
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Tags: bàn thờ phật, bàn thờ phật tại gia, bàn thờ phật tại nhà

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Tết Hàn thực - Tết bánh trôi bánh chay mùng 3 tháng 3 và cách cúng lễ

Theo phong tục cổ truyền, Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm. Người Việt Nam thường gọi ngày lễ đặc biệt này với cái tên thật dân giã là Tết bánh trôi, bánh chay.

Đôi nét về nguồn gốc Tết Hàn thực - Tết bánh trôi bánh chay

Vào ngày Tết Hàn thực, người dân thường dâng cúng bánh trôi bánh chay
Theo âm Hán – Việt, “hàn” là lạnh, “thực” là ăn, vậy Tết Hàn Thực là tết ăn đồ nguội, lạnh. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi, một hiền sĩ có công phò Tần Văn Công, bị chết cháy ở núi Điền Sơn. Ở Việt Nam cũng theo tục ấy và ăn Tết Hàn Thực ngày mồng 3 tháng 3. Tuy nhiên, người ta chỉ làm bánh trôi hay bánh chay để thế cho đồ lạnh và để cúng gia tiên.
Trong Tết Hàn Thực ở Việt Nam, nhà nhà làm bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, dâng cúng trên bàn thờ gia tiên, thậm chí nhiều nơi còn cúng thần hoàng. Thay vì tên gọi chính thức, 3/3 âm lịch thường được người Việt gọi dân giã là Tết bánh trôi – bánh chay. Ngày Tết này hiện vẫn duy trì phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh xung quanh Hà Nội.
Ngoài ra, chiếc bánh trôi làm từ bột gạo nếp thơm ngon còn được dâng cúng trong lễ Hai Bà Trưng ngày 6/3 tại làng Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Tây), ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 và hội Phủ Giầy tháng 3 lễ Mẫu.
Nhiều sự tích cũng cho rằng, nguồn gốc của bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ.

Ý nghĩa Tết Hàn thực

Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt. Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực.
Tết Hàn thực với món bánh trôi bánh chay truyền thống là dịp để mọi người tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Tết Hàn Thực, khấn thế nào cho đúng?

Hằng năm, cứ tới 3/3 âm lịch, nhà nhà lại chuẩn bị mâm lễ để cúng Tết Hàn Thực. Lễ cúng gồm: Hương, hoa, trầu cau và 5 (hoặc 3 bát) bánh trôi, 5 (hoặc 3 bát) bánh chay dâng lên bàn thờ.
Văn khấn tết hàn thực ngày 3 tháng 3
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:
- Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Tổ tiên, Hiển khảo, HIển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
Hôm nay là ngày…Gặp tiết Hàn Thực, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời:Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương. Ngài Bản xứ thần linh Thổ địa. Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại trong họ, cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giáng tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng. Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo
Tết Hàn thực với món bánh trôi bánh chay truyền thống là dịp để mọi người tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Tags: tết hàn thực, tết hàn thực mùng 3 tháng 3, tết bánh trôi bánh chay, bánh trôi bánh chay tết

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Những điều kiêng kỵ trong tâm linh bạn nhất định phải biết

" Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", lời căn dặn của người xưa quả không sai. Tất cả những điều kiêng kỵ trong tâm linh dưới đây nhất định bạn phải biết để tránh gặp xui xẻo.

1. Trên đường đêm muộn về nhà, tốt nhất không nên hát, có người cho rằng hát lên sẽ thấy mình can đảm hơn, nhưng thực ra không phải vậy nó chỉ bộc lộ ra sự cô đơn và sợ hãi, giống như câu cá, bạn thở khí ra là mắc câu vậy. Bạn có thể hút thuốc hoặc tự làm mình tức giận lên.
2. Sau khi ăn cơm tối nên có thói quen rửa bát ngay, sau khi rửa xong cũng không nên để đọng nước ở trong. ( không nên hỏi tại sao vì có những điều không thể hỏi tại sao)
3. Nếu như bạn liên tục gặp ác mộng hàng đêm, hoặc đều mơ những giấc mơ giống nhau, lấy 1 quả trứng gà, 1 miếng ngọc sáng để bên cạnh gối.
4. Nếu đêm muộn phải ra đường, tốt nhất nên nuôi một chú chó đen, để nó làm bạn trên đường ban đêm với mình.
5. Khi bạn ngủ nếu nghe thấy âm thanh lạ gọi tên mình, bạn không nên trả lời, mà phải kiểm tra thật kỹ lại xem có người thật không, nếu có người thì trả lời, nếu không thấy người thì nhất thiết không được trả lời. Nếu bạn lỡ trả lời thì phải cắn ngay vào đầu ngón tay giữa cho rỉ máu, nếu cắn không được thì dùng 1 chiếc kim chích cho máu rỉ ra một chút.
6. Khi ngủ khách sạn lúc vào phòng, trước tiên bạn nên hút 1 điếu thuốc, nếu không biết hút thuốc có thể dùng bật lửa bật lửa lên vài cái, mở cửa ra khoảng 1 phút.
7. Đêm ngủ mà nghe thấy tiếng khóc kỳ lạ của trẻ em, mà tiếng khóc cứ liên tục, khi trời sáng tìm một cây lớn ở gần đó khắc tên và ngày tháng sinh âm lịch của mình lên đó.
8. Khi bạn gặp ác mộng, lúc tỉnh dậy việc đầu tiên không nên lau mồ hôi trên trán, mà nên thổi 3 hơi vào gối, dùng tay lau 3 lượt, lật gối lại rồi mới ngủ tiếp. Cơn ác mộng mình trải qua không nên để nhiều người biết.
9. Khi ra khỏi nhà mà phải bắt xe khách, nếu vừa hay nhà bạn có một em bé dưới 3 tuổi , nếu em bé lên xe mà kêu khóc, bạn nên xuống xe ngay, quay mặt về phía đông niệm 10 lần: giáp mộc.
10. Khi chuyển nhà, bạn nên dẫn theo 1 chú cún hoặc 1 em bé dưới 3 tuổi đến thăm ngôi nhà mới. Sau khi đến ngôi nhà đó nếu chú chó đi khắp nhà vẫy đuôi, hoặc bạn để em bé trên sàn mà đứa bé vẫn tự bò, tự chơi, điều này cho thấy nơi này là nơi tốt lành. Còn nếu chó không muốn vào, liên tục sủa hoặc em bé kêu khóc thì cho biết nơi này không nên ở lâu, nếu không mọi việc sẽ không thuận lợi.
11. Khi bạn ra khỏi nhà 3 ngày hoặc trên ba ngày ( tôi nói ở đây là nói đến khi mà trong nhà không có người), khi bạn trở về nhà không nên rút ngay chìa khóa và mở cửa, trước tiên bạn nên gõ cửa mạnh 3 tiếng, sau đó đợi khoảng nửa phút lại gõ cửa tiếp 3 lần rồi hẵng mở cửa. Sau khi mở cửa bất luận là ban ngày hay ban đêm bạn đều nên bật hết đèn các phòng lên, khoảng 2 phút lại tắt đi.
12. Khi bạn đi xa cần bắt xe khách, nếu như bạn là nam, khi lên xe phát hiện toàn là nữ mà vừa vặn lại có 7 người , chuyến xe này bạn không bao giờ nên đi. 1 nữ 7 nam cũng vậy. Thất dị vị vi thất sát ( bảy người khác nhau bảy nỗi đau).
13. Khi có mâu thuẫn với người khác , đừng bao giờ cãi nhau vào sáng sớm, đặc biệt là trong chuyện làm ăn và xây cất nhà cửa, rất nhiều người buôn bán làm ăn không biết rằng buổi sớm mà khó chịu thì cả ngày không buôn bán được.
14. Không nên mở dù (ô) ở trong nhà, đặc biệt là dù màu đen và màu trắng, nếu không có muỗi thì khi ngủ đừng nên mắc màn.
15. Trong nhà không nên treo quá nhiều gương, đặc biệt là phòng ngủ, người phụ nữ rất dễ phạm sai lầm, gương tốt nhất nên treo ở nhà vệ sinh.
16. Nếu bạn cảm thấy nửa năm gần đây vận số rất kém, sóng này chưa lặng sóng sau lại tới thì tốt nhất bạn nên đi du lịch một thời gian hoặc chuyển nhà. Nếu không sẽ có tai họa nghiêm trọng.
17. Cảnh báo những người mà cả tháng không thấy ánh sáng mặt trời, tốt nhất nên ra ngoài đi dạo, bạn ở trong nhà 1 ngày thì dương khí bị âm khí chiếm lĩnh một chút, dương khí cần ánh sáng mặt trời. Mắt của người nhiều âm khí khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ bị khó chịu.
18. Nếu ban đêm cần tìm nơi ngủ nhờ, đừng ngủ nhờ ở những căn nhà cũ tối tăm ẩm ướt hoặc những nơi đất miếu. Ở những nơi này dễ bị nhiễm tà khí.
19. Không nên đi tiểu trên cầu.
20. Khi ăn cơm không được cắm đũa ở giữa bát cơm.
21. Trong sân nhà không nên trồng: cây dâu tằm, tre (trúc), bạch đàn, hoa huệ. Đây là những thực vật có nhiều âm khí.
22. Đi xa về nhà đêm đầu tiên không ngủ được lại gặp ác mộng, thức dậy thấy mình bị ốm, đừng ngại hãy lấy 1 con dao đã giết động vật để ở dưới giường, đương nhiên nếu vẫn không khỏi thì nên đi viện.
23. Trong ngày 30 tết không nên tùy tiện vãi đường, hoa quả, gạo trên đường, trong các ngày lễ tết không càng không nên cãi nhau, nếu bố mẹ thường như vậy con cái sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
24. Khi nằm viện, nằm trên giường tuyệt đối không nên nhìn vô hồn lên trần nhà. Khỏi bệnh xuất viện về nhà tìm một ngã tư cởi áo ra thay áo khác rồi về.
25. Giường trong phòng ngủ không nên đối chuẩn với cửa. Đây là cách xếp đặt để tế người chết.
26. Khi nhìn thấy rắn giao phối, ngay lập tức hướng về phía rắn nhổ 3 bãi nước bọt và niệm 10 lần: ngọ hỏa.
Tags: những điều kiêng kỵ trong tâm linh, những điều kiêng kỵ về tâm linh, những điều kiêng kỵ về mặt tâm linh, những điều kiêng kỵ trong tâm linh bạn nên tránh phạm phải, bàn thờ gia tiênphong thủy nhà ở

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt - vẹn tròn chữ Hiếu

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của người Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phong tục cũng như nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Việt.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là gì?

*** Bài liên quan:
Tín ngưỡng của tục thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống (cùng chung huyết thống) bằng con đường hồn về chứng kiến, theo dõi hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ. Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên này đạo lý là nội dung nổi trội.
Đạo lý uống nước nhớ nguồn, một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống. Mặt khác, nó cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành vi cúng tế cụ thể. Một học giả nước ngoài khi nghiên cứu về tín ngưỡng này ở nước ta đã nhận xét: “Các thành viên trong gia đình kính dâng các đồ cúng lễ là tuyệt đối cần thiết để cho linh hồn tổ tiên có được sự yên nghỉ thanh thản ở thế giới bên kia”.
Ở đây cũng cần nhắc tới đặc trưng “duy tình” hơn “duy lý” của người Việt. Mặc dù nhiều dân tộc phương Đông có tâm lý ứng xử duy tình, nhưng ở người Việt, thái độ này biểu hiện rất rộng và thể hiện rất sâu sắc ( không chỉ đối với người đang sống mà cả với những người sắp chào đời hoặc đã chết). Người ta luôn luôn chịu sự chi phối của quan niệm vừa mong được nhận “phúc ấm của tổ tiên”, “sống vì mồ mả, ai sống vì bát cơm”, vừa lo trách nhiệm để phúc lộc cho con cháu “phúc đức tại mẫu”, “đời cha ăn mặn đời con khát nước”. Khi cúng lễ tổ tiên, một mặt con người hướng về quá khứ, định hướng cho hiện tại (giáo dục truyền thống gia đình, đạo lý làm người cho con cháu) và mặt khác đã chuẩn bị cho tương lai. Đường dây thế hệ mà cũng là đường dây đạo lý sẽ luôn liên tục nối tiếp, phát triển.
Thờ cúng tổ tiên còn là hình thái tín ngưỡng có ý nghĩa lớn về mặt tổ chức cộng đồng trong xã hội truyền thống. Sống trong xã hội, xét theo cả trục dọc và trục ngang, con người không thể sống biệt lập, đơn độc. Theo trục dọc phụ hệ, thờ cúng tổ tiên là sự nối tiếp liên tục các thế hệ: ông bà - cha mẹ - bản thân. Mỗi con người phải có trách nhiệm thờ phụng bốn đời trước: cao, tằng, tổ, khảo (kỵ, cụ, ông, bố) và họ cũng tin rằng sẽ được con cháu bốn đời kế tiếp cúng giỗ. Theo trục ngang, thờ cúng tổ tiên đã gắn bó con người trong mối liên kết dòng họ: họ cha, họ mẹ, họ vợ (hoặc chồng). Với tư cách một tập thể - gồm cả người đang sống và người đã chết gắn bó với nhau về huyết thống và thờ chung một thủy tổ, dòng họ có sức mạnh đảm bảo giá trị tinh thần cho mỗi thành viên của nó trong làng xã.
Vai trò tổ chức liên kết cộng đồng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn rõ hơn khi ta xem xét vấn đề thờ quốc tổ. Cả cộng đồng cư dân Việt Nam được củng cố bởi niềm tin chung một cội nguồn “đồng bào”, đều là “con Lạc cháu Hồng”. Và đó cũng chính là sức mạnh giúp cho dân tộc ta vững vàng trước mọi sự đe dọa của giặc ngoại xâm “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.(Hồ Chủ Tịch). Suốt từ thế kỷ XV, XVI đến nay, khi Hùng Vương được coi là quốc tổ, ý thức này đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tâm linh của dân tộc.
Giáo sư Đào Duy Anh cho rằng: “tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích”. Trong khi tế lễ, lời khấn vái của họ cũng thật giản dị, rất thực tiễn: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng ngày của họ được bình yên, suôn sẻ. Không biết sự cầu xin ấy hiệu quả như thế nào, nhưng trước hết, con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống. Với những mong muốn bình dị và niềm tin nguyên thủy chất phát, thờ tổ tiên được coi là thứ tín ngưỡng “vừa tầm” với mọi lớp người cả về mặt nội dung đạo lý và nghi thức thực hiện. Do đó, khả năng phổ biến trong không gian và thời gian của tín ngưỡng này cũng là một điều dễ hiểu. Các tôn giáo ngoại lai, để tồn tại được ở Việt Nam, đã buộc phải dung hòa với thứ tín ngưỡng bản địa cắm rễ sâu trong tâm thức người Việt – thờ cúng tổ tiên.
Còn các tôn giáo xuất hiện nội sinh trong nước như Cao Đài, Hòa Hảo ở miền Nam cũng đã biết dựa trên cơ sở của đạo thờ cúng ông bà. Không chỉ các tôn giáo, mà ngay cả trong các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ thành hoàng, thờ Mẫu…, ta cũng thấy dấu vết tác động của tín ngưỡng thờ tổ tiên ở sự biết ơn cội nguồn, biết ơn các đấng sinh thành. Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thần, người dân Việt thờ Mẫu (thờ mẹ) với mong muốn kéo vị thần này gần với tín ngưỡng gia tộc, từ đó có mối đồng cảm gắn bó như giữa người mẹ luôn che chở với đàn con của mình.
Có thể nói, phong tục tổ tiên là một tín ngưỡng dân gian của dân tộc có nguồn gốc từ xa xưa và mang đạo lý nhân ái uống nước nhớ nguồn trong tiến trình lịch sử, nó đã được các hệ tư tưởng tôn giáo khác bổ sung hoàn chỉnh để thể chế hóa thành một thứ đạo: Đạo tổ tiên - Đạo Ông Bà.

Nghi thức thờ cúng tổ tiên


Tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, trước hết là những người cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ v.v... là người đã sinh ra mình. Tổ tiên cũng là những người có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại như các vị "Thành hoàng làng" các "Nghệ tổ". Không chỉ thế, tổ tiên còn là những người có công bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước khỏi nạn ngoại xâm như Trần Hưng Đạo đã thành "Cha" được tổ chức cúng, giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm. "Tháng 8 giỗ cha" ở rất nhiều nơi trong cộng đồng người Việt. Ngay cả "Thành hoàng" của nhiều làng cũng không phải là người đã có công tạo dựng nên làng, mà có khi là người có công, có đức với nước được các cụ xa xưa tôn thờ làm "thành hoàng". Tổ tiên trong tín ngưỡng của người Việt Nam còn là "Mẹ Âu Cơ", còn là "Vua Hùng", là người sinh ra các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam.
Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập "mối liên hệ" giữa người sống với người chết, giữa người ở thế giới hiện tại và thế giới tâm linh. Là sự thể hiện quan niệm về nhân sinh của người Việt Nam: "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn". Với người Việt Nam, chết chưa phải là hết, tổ tiên lúc nào cũng ở bên cạnh người sống, "như tại" trên bàn thờ mỗi gia đình, động viên, trợ giúp cho con cháu trong cuộc sống thường ngày. Nếu như tôn giáo thường tuyệt đối hóa đời sống tinh thần, hướng con người về thế giới siêu thoát, thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tuy có hướng con người về với quá khứ, song lại rất coi trọng hiện tại và tương lai.
Đạo lý biết ơn và tiếp tục nối dõi truyền thống tổ tiên chỉ trở thành nội dung bên trong của tín ngưỡng khi đạo lý được bộc lộ thông qua các nghi thức có tính chất huyền bí, thiêng liêng. Các nghi thức thờ cúng tổ tiên ở nước ta tuy phần lớn phỏng theo nghi lễ Nho giáo, nhưng lại có những yếu tố rất gần gũi với Phật giáo hay Đạo giáo. Mặt khác với tính chất một tín ngưỡng dân dã, các hành vi lễ thức thường được thực hiện theo tâm thức dân gian và cũng không hoàn toàn thống nhất ở các gia đình, các địa phương.
Thời gian cúng giỗ là những ngày húy kỵ của tổ tiên, những ngày lễ, tết trong năm. Ngoài ra, việc cúng giỗ tổ tiên cũng được tổ chức vào những ngày trong gia đình có sự kiện quan trọng như lấy vợ, làm nhà, tậu trâu, thi cử, đi xa, nhà có người ốm đau... Thông qua nghi lễ thờ cúng, người Việt Nam gửi gắm tình cảm biết ơn đối với tổ tiên. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và vì "Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu".
Trong mỗi gia đình tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dần dần trở thành đạo lý "uống nước nhớ nguồn", thành "đạo hiếu". Đạo hiếu là cái gốc của mỗi con người. Công cha, nghĩa mẹ như núi cao, nước nguồn cho nên phải hiếu thảo với cha, mẹ khi còn sống, thành kính, biết ơn, tiếc thương khi cha, mẹ khuất núi về với tổ tiên. Lòng hiếu thảo là giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.
Tham khảo
Tags: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nghi thức thờ cúng tổ tiên, cách thờ cúng tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, phong tục thờ cúng tổ tiên, bàn thờ gia tiêncách sắp xếp bàn thờ gia tiêncách bài trí bàn thờ gia tiên

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Vị trí đại kỵ đặt gương trong nhà

Gương tiềm ẩn một dạng năng lượng rất đặc biệt, có thể rất tốt, nhưng cũng có thể cực xấu. Vị trí đặt gương trong nhà cần lưu ý những điều kiêng kỵ sau.


Vị trí đặt gương trong nhà và kết hợp các vận dụng khác trong gia đình thì nó cũng có thể giúp căn phòng bạn trông to hơn, sáng sủa hơn, do đó làm tăng sự thịnh vượng và may mắn cho bạn, đồng thời cũng giúp xua đuổi tà khí giúp gia đình bạn sống hòa thuận và êm ấm.
Tuy nhiên, khi trang trí gương trong nhà, gia chủ cần lưu ý 2 điều kiêng kỵ lớn nhất dưới đây sao cho hợp phong thủy nhà ở:

Cấm kỵ treo gương đối diện cửa chính:

Cửa chính là nơi tiếp nhận nguồn năng lượng từ ngoài vào nên nếu bạn treo gương ngay đối diện cửa thì toàn bộ năng lượng tốt sẽ bị đẩy ngược ra ngoài.

Không đặt gương trong phòng ngủ:

Thông thường chúng ta thích treo gương trong phòng ngủ vì sự thuận tiện, tuy nhiên nếu để gương chiếu ngay vào giường ngủ. Gương phản chiếu vào giường ngủ sẽ sản sinh ra nguồn năng lượng âm và gương được xem như người thứ ba xen vào làm đổ vỡ hoặc xáo trộn cuộc sống hôn nhân cũng như các mối quan hệ tốt trong gia đình.
Nếu nhất thiết phải đặt gương trong phòng ngủ thì tốt nhất nên đóng hoặc lấy vải che phủ gương lại trước khi đi ngủ. Thậm chí các vật có hình ảnh phản chiếu lại như tivi, máy tính, tranh bằng thủy tinh nếu đặt trong phòng ngủ cũng nên được che lại.

Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý 1 số vị trí không nên đặt gương như sau:

- Tuyệt đối không được treo gương lên trần nhà.
- Gương cũng không nên để ở những nơi mà có thể phản chiếu hình ảnh của các hóa đơn cần thanh toán, vì số lượng hóa đơn tăng lên đồng nghĩa với việc chi tiêu trong nhà cũng tăng lên.
- Tránh đặt gương theo hướng đối diện như cửa nhà vệ sinh, lò sưởi, những chỗ để nhiều thứ bừa bộn. Khi những thứ này được nhìn thấy thêm một lần nữa , chúng sẽ tạo nên nguồn năng lượng không tốt ảnh hưởng đến tinh thần của mọi người.
- Chúng ta cũng nên lưu ý những vật dụng như thùng rác, cống thoát nước lâu ngày dơ dáy ở phía ngoài nhà cũng không nên để gương chiếu vào, nếu không thể tránh khỏi thì chúng ta nên tìm cách che đậy những vật này lại.
- Không nên treo hai gương quay mặt vào nhau, vì nguồn năng lượng sẽ bị dội qua dội lại tích tụ ở đâu trong nhà bạn.
- Không nên chọn gương làm méo mó hình ảnh của người soi, hoặc loại gương làm bằng những mảnh nhỏ của gốm sứ, vì loại gương này làm tiêu tan đi nguồn năng lượng tốt và làm cho mọi người cảm thấy bị lẫn lộn mọi thứ.
- Bên cạnh đó, bạn cũng không nên để gương dưới chân cầu thang vì khi đi xuống bạn sẽ nhìn thấy mình thiếu chân hay thiếu đầu. Nếu hàng ngày bạn cứ phải thường xuyên nhìn thấy hình ảnh không nguyên vẹn của mình bạn sẽ có cảm giác mọi thứ không toàn vẹn và hoàn mỹ như mình nghĩ.

Tags: vị trí đặt gương trong nhà, phong thủy đặt gương trong nhà, cách đặt gương trong nhà, phong thủy nhà ởban tho gia tien

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

7 điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà ở bạn phải biết

Hành lang tối, cây cảnh chết trong nhà ... là những điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà ở mà mọi người nên biết để tránh. Bởi ai cũng muốn nhận được nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình.

Ai cũng mong muốn có được nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tránh những điều kiêng kỵ dưới đây trong phong thủy nhà ở. Chúng tôi xin đưa ra 1 vài điều đáng lưu ý.

Những điều kiêng kỵ 

1. Để cây cảnh đã chết trong nhà hoặc ngoài sân

Đặt cây cảnh, hoa héo trong nhà sẽ làm ngôi nhà thêm phần u ám
Nếu không muốn người khác hiểu rằng nguồn sinh khí trong căn nhà bạn đang héo mòn và chết dần thì tuyệt đối không được để cây cảnh, chậu hoa, bình hoa đã héo úa và chết trong nhà hoặc ngoài sân. Điều lưu tâm cơ bản nhất của chủ nhân ngôi nhà là luôn tạo cho căn nhà mang vẻ sức sống, tươi mới. Do đó, hãy nên chú ý đến các loại cây trồng trong nhà bạn. Chăm sóc chúng thật tốt, rửa bụi bẩn, thay nước và thay hoa đều đặn. Hãy để hoa, cây cảnh mang sức sống, sự tươi mới và sinh động theo đúng nghĩa của nó.
2. Kê một bên giường quá sát với tường
Đây được coi là sai lầm phổ biến nhất trong cách bày trí phòng ngủ của rất nhiều người. Việc chiếc giường bị kê quá sát với tường nhà hoặc nằm trong một góc phòng sẽ phong tỏa mọi nguồn năng lượng thịnh vượng khi bạn đang say ngủ. Chúng ta ngủ hằng ngày là để thư giãn, tĩnh dưỡng và trẻ hóa, và việc kê sai giường sẽ khiến quá trình ấy thu giảm đáng kể. Vị trí giường ở góc nhà sẽ khiến chủ nhân khó thoát ra khỏi giường khi có những tình huống bất ngờ xảy ra. Thêm vào đó, một chiếc giường không thoáng cả hai bên sẽ là trở ngại lớn cho các cặp vợ chồng, dễ gây cho họ những mối bất hòa không đáng có.
3. Để hành lang tối và cửa ra vào không sinh động
Một sai lầm đáng kể đến từ việc trang trí ngôi nhà đó là để hành lang tối, không có đèn thắp sáng, cộng với việc gia chủ để mặc cửa ra vào bị rợp bóng cây hoặc kém màu sắc tươi tắn, sinh động. Bố trí cửa ra vào đầy đủ ánh sáng, quang đãng, sinh động sẽ giúp ngôi nhà thu hút được những nguồn năng lượng tốt, mang đến niềm hạnh phúc, vui vẻ cho các thành viên trong gia đình và khách ghé thăm. Thêm vào đó, tuyệt đối không để hành lang gợi lên cảm giảm tối sâu hun hút. Hãy lắp đặt hệ thống ánh sáng vừa đủ, trang trí các bức tranh nghệ thuật hoặc đặt chậu cây cảnh… để hành lang mang màu sắc tươi tắn, đáng yêu.
4. Đặt tivi trong phòng ngủ
Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu gia đình bạn đang đặt một chiếc tivi trong phòng ngủ. Đó được xem là kẻ giết chết các mối quan hệ vợ chồng một cách thầm lặng. Tivi, đồ điện tử hay máy chơi game là những đồ vật khiến vợ chồng dễ xa cách nhau tại chính căn phòng ngủ của bạn. Hãy nhớ, phòng ngủ là không gian riêng tư, nghỉ ngơi đầy lãng mạn của mỗi người, mỗi cặp vợ chồng, vì thế, hãy cố gắng để chúng không bị tác động bởi các đồ vật khác.
5. Để hệ thống ống nước rò rỉ
Mặc dù rất ít người coi trọng và lưu tâm, nhưng để hệ thống ống nước nhà bạn rò rỉ mà không sửa chữa ngay, đồng nghĩa với việc năng lực tài chính, năng lượng cá nhân, thậm chí là sức khỏe của gia chủ đang có vấn đề. Nếu chủ nhân ngôi nhà không có kinh nghiệm thì hãy gọi ngay đội sửa chữa đến càng sớm càng tốt. Tuy nó là một vấn đề nhỏ nhưng để lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của gia đình bạn và làm tiêu tan những nguồn khí tích cực của ngôi nhà.
6. Bày trí những bức tranh không phù hợp
Nếu chủ nhân ngôi nhà là người yêu thích các bức tranh nghệ thuật liên quan đến chiến tranh, tôn giáo, đồ cổ kỳ lạ thì hãy treo chúng ở một gian phòng riêng. Bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các thành viên còn lại của gia đình và khách ghé thăm. Trong các gian phòng khách, phòng ngủ, phòng trẻ… bạn nên treo những bức tranh sinh động, màu sắc hài hòa, tươi tắn, đáng yêu để mang đến cảm giác chào đón, nồng hậu, vui vẻ cho mọi người.
7. Lắp các tấm gương lớn đối diện nhau
Trong phong thủy, việc lắp hai tấm gương đối diện nhau ở hai bên bức tường là điều tối kỵ. Bởi khi đó, vùng không gian ở giữa hai gương sẽ là những nguồn năng lượng phản xạ, đối lập nhau, khiến cho gia chủ và người thân gặp phải nguồn khí không có lợi. Thay vào đó, gia chủ có thể đặt những chậu cây cảnh nhỏ xinh, đặt những bình thủy sinh để tô điểm cho ngôi nhà mà vẫn khiến không gian sâu rộng, tươi mát.
Hi vọng bài viết của chúng tối sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc tránh được những điều kiêng kỵ.
Tags: những điều kiêng kỵ, kiêng kỵ trong phong thủy, phong thủy nhà ởban tho gia tien

11 điều lưu ý cách đặt gương trong nhà đúng phong thủy

Bạn có biết, nếu đặt gương sai vị trí sẽ gây ra không ít phiền toái và bất lợi. Vì vậy, cách đặt gương trong nhà cần đúng phong thủy là vô cùng quan trọng.


Gương đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhà, ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe, kinh tế cũng như sự may mắn của gia chủ. Sau đây là 11 điều cần lưu ý về cách đặt gương trong nhà sao cho hợp phong thủy nhà ở.

1. Treo gương gần cửa sổ

Gương nên được đặt gần cửa sổ để phản chiếu cảnh đẹp thiên nhiên bên ngoài. Không chỉ vậy, việc đặt gương ở vị trí thích hợp sẽ giúp luân chuyển năng lượng và các luồng khí trong nhà một cách dễ dàng. Trang trí bằng gương cũng là cách để tăng thêm chiều sâu và không gian cho căn nhà của bạn. Theo phong thủy, việc đặt gương cạnh bàn ăn sẽ giúp gia chủ phát đạt và gặp nhiều may mắn.

2. Vị trí đặt gương trong nhà: đặt gần cửa chính

Trong trường hợp bạn vừa bước chân vào nhà mà gặp phải bức tường thì nên treo một chiếc gương trên tường để cải thiện không gian chật hẹp. Gương có tác dụng làm tăng diện tích và tạo thêm ánh sáng cho không gian sống.

3. Chọn hướng đặt gương

Nên đặt gương theo hướng đông nam, bắc và đông, bởi theo thuyết phong thủy, đặt gương theo hướng đông sẽ giúp cải thiện sức khỏe, đặt gương theo hướng đông nam sẽ có tác dụng giúp gia chủ làm ăn phát đạt và hướng bắc có tác dụng giúp gia chủ có đường công danh thuận lợi.
Không nên đặt gương theo hướng nam vì nó sẽ tương tác với lửa, mà gương được xem như một yếu tố của nước, vì vậy nước sẽ kỵ với lửa.

4. Độ cao của gương

Khi treo gương bạn cần cân nhắc độ cao của gương sao cho gương có thể phản chiếu lại tốt nhất, để khi nhìn vào gương, bạn có thể thấy hình ảnh mình trong đó.

Khi treo gương bạn cần cân nhắc độ cao của gương sao cho gương có thể phản chiếu lại tốt nhất, để khi nhìn vào gương, bạn có thể thấy hình ảnh mình trong đó. 
Tuy nhiên, nếu gương có khung thì bạn cần cân đối độ cao của gương cho phù hợp với không gian nhà, còn sự phản chiếu của gương lúc này không còn là vấn đề quan trọng nhất.

5. Treo gương trong phòng ăn

Sử dụng gương trong phòng ăn như con dao hai lưỡi. Nếu gương được treo đúng vị trí, nó sẽ làm không gian phòng ăn trông rộng rãi hơn.
Nhưng nếu treo chưa đúng vị trí, nó sẽ phản chiếu lại ánh sáng từ đèn phòng ăn, gây chói mắt cho người sử dụng. Trong trường hợp này, bạn có thể thắp nến để làm giảm độ chói. Một chiếc gương nhỏ treo trên tường phòng ăn để phản chiếu đồ ăn thức uống sẽ mang lại ý nghĩa thực phẩm dồi dào, sự sung túc hạnh phúc cho gia đình.

6. Treo gương trong phòng khách

Một chiếc gương soi lớn treo trên tường sẽ giúp nhân đôi không gian, tạo hiệu quả cao về mặt thị giác. Hãy “xóa” đi bức tường nhà bạn bằng một chiếc gương lớn, mọi thứ trông sẽ rộng lớn hơn nhiều.

Một chiếc gương soi lớn treo trên tường sẽ giúp nhân đôi không gian, tạo hiệu quả cao về mặt thị giác. Ảnh minh họa.
Nếu phòng khách của gia đình bạn nhỏ hẹp, gương nên được bố trí ở phía bên phải cửa ra vào và chiếm gần hết diện tích bức tường để “nới rộng” không gian.

7. Không để gương chiếu vào giường ngủ

Không nên để gương chiếu thẳng vào giường ngủ. Vì theo thuyết phong thủy, khi ngủ không nên để bất cứ luồng ánh sáng nào chiếu trực tiếp vào giường kể cả màn hình tivi.
Tốt nhất không đặt gương trong phòng ngủ để giúp bạn có được giấc ngủ chất lượng.

8. Không đặt gương ở hành lang, tiền sảnh

Không nên đặt gương ở hành lang hay tiền sảnh, không nên đặt gương chiếu thẳng vào phòng. Vì điều này vi phạm phong thủy và sẽ khiến nguồn năng lượng đi ra ngoài, chủ nhân sẽ không có được sức khỏe tốt.

9. Không đặt gương phản chiếu vào bồn tắm hoặc toilet

Đặt gương phản chiếu vào bồn tắm hoặc toilet cũng giống như việc đặt gương phản chiếu vào giường ngủ, sẽ khiến luồng năng lượng đi ra ngoài thay vì vòng luân chuyển.
Không đặt gương theo hướng Nam vì sẽ tương tác với lửa, mà gương được xem như một yếu tố của nước, vì vậy nước sẽ kỵ với lửa.

10. Không nên để gương chiếu thẳng vào bếp

Gương trong phong thủy được xem là một yếu tố của nước, mà bếp lại luôn có lửa. Chính vì thế, đặt gương đối diện cửa bếp là tối kỵ trong phong thủy.
Như đã nói, gương trong phong thủy được xem là một yếu tố của nước, mà bếp lại luôn có lửa. Chính vì thế, đặt gương đối diện cửa bếp là tối kỵ trong phong thủy.

11. Không nên treo mảnh gương trong nhà

Khi treo gương bạn hãy dùng cả tấm gương thay vì từng mảnh vì nó là dấu hiệu mang lại điềm xấu cho gia đình bạn.
Tags: cách đặt gương trong nhà, vị trí đặt gương trong nhà, phong thủy đặt gương trong nhà, bàn thờ gia tiên,phong thủy nhà ở

Đồ đồng Việt Dovi

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by dothocungviet.com | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi , Sửa bếp từ tại nhà , Sửa bếp từ tại hà nội , Sửa bếp điện từ , sua bep tu