Đạo lý uống nước nhớ nguồn đã đi vào truyền thống và trở thành phong tục được truyền lại bao đời nay. Dù ở đâu tùy theo cách thức có đôi chút khác nhau nhưng nơi quan trọng nhất ngôi nhà chính là bàn thờ gia tiên. Không chỉ thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn tới tổ tiên của mình mà còn là nơi gửi gắm những ước nguyện của người còn sống giáo dục truyền thống cho con cháu noi theo. Vậy bài trí bàn thờ gia tiên thế nào cho đúng? Dothocungviet sẽ chia sẻ kinh nghiệm cách bài trí bàn thờ gia tiên qua bài viết này.
Thói quen và phong tục của nhiều gia đình Việt thì việc lập bàn thờ gia tiên sẽ được đặt trong nhà. Và cho rằng vị trí đặt bàn thờ gia tiên thuận lợi nhất là tại đại sảnh đối diện trực tiếp với cửa chính sao cho mỗi khi bước vào nhà đều nhìn thấy bàn thờ. Tuy nhiên, để phù hợp với phong thủy, bàn thờ gia tiên nên đặt ở hướng Tây Bắc của ngôi nhà hoặc của căn phòng. Bởi vì, đây là hướng tượng trưng cho trời.
Bàn thờ gia tiên phải luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng phải đặt trên bàn kệ cao. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương. Điều này có tác dụng tốt hơn treo đèn chùm trong đại sảnh.
Bài liên quan: Bàn thờ gia tiên - Nơi tưởng nhớ cội nguồn
1. Trong nhà ở dân gian, bàn thờ cố định tại Trung Cung (khu vực trung tâm của nhà). Bước vào cửa chính có thể gặp bàn thờ gia tiên và bộ bàn ghế tiếp khách, là một xếp đặt quen thuộc, hài hòa với cấu trúc không gian nhà ở truyền thống vốn có hàng hiên và sân vườn bao bọc chung quanh. Còn nhà ở hiện đại với diện tích và cấu trúc không gian khác xưa, điều kiện sống và quan niệm trong sinh hoạt cũng có nhiều thay đổi, cách bố trí bàn thờ Ông bà trở nên đa dạng hơn, và cũng có nhiều vấn đề ưu tư hơn. Nhà phố hiện nay phổ biến cách đặt phòng thờ trên tầng thượng, vừa thoáng khí vừa có khoảng rộng sân thượng để tập trung nhiều người vào các dịp giỗ tết, giảm các va chạm trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng cũng có một số gia đình không muốn đưa bàn thờ lên tầng cao với lý do: khó khăn cho người lớn tuổi khi chăm lo hương khói, quét dọn bàn thờ, và đặt lên cao quá sẽ có cảm giác xa cách. Thực ra mỗi ngày một vài lần đi lên phòng thờ thì cũng như tập thể dục vậy thôi, đồng thời nên giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức hướng về tổ tiên, cả gia đình có thể thay phiên nhau hương khói chẳng hề nặng nhọc chút nào.
2. Trường hợp nhà neo người, quá khó khăn hoặc nhà trệt, căn hộ chung cư… thì có thể gắn bàn thờ, Bàn thờ Phật liền với không gian phòng khách nhưng phải có giải pháp thoát khói và chống ố vàng trên trần (như dùng tủ thờ có nóc, dùng tấm kính ngăn phía trên, bàn thờ kề cận cửa thông gió). Đối với bàn thờ Thần Tài và Ông Địa nên đặt ngay tại lối vào chính và ở dưới đất vì việc thắp nhang, nhất là nhang thơm, có tác dụng xua đuổi không khí ẩm ướt, côn trùng vào những buổi sáng sớm hoặc chiều tối (là khoảng thời gian chuyển tiếp Âm Dương, ánh sáng nhá nhem, vi khuẩn nhiều và độ ẩm tăng) đồng thời theo tín ngưỡng dân gian thì như vậy sẽ “nghinh tiếp Thần Tài” được trực tiếp hơn.
3. Bàn thờ Thiên thì hầu như là lộ thiên hoàn toàn, có thể từ đơn giản là một bệ đá, đến cầu kỳ hơn là một trang thờ có mái. Sân thượng hoặc ban công trước là nơi phù hợp đặt bàn Thiên, cũng là một điểm thắp nhang để xua đuổi âm khí, tạo thêm một nét ấm áp cho sinh hoạt trong ngôi nhà Việt. Bàn thờ nên có độ cao tỷ lệ với người trong gia đình, tránh làm quá cao (phải leo trèo thiếu an toàn) hoặc quá thấp (dễ bị va chạm và thiếu tôn nghiêm). Trường hợp có nhiều tầng thờ thì xếp đặt theo thứ tự từ cao xuống thấp theo ngôi thứ.
4. Kích thước bàn thờ theo kích thước Lỗ Ban, thước có chiều dài 390mm (xem kích thước lỗ ban).
5. Tủ thờ thường có phần dưới và bên hông là tủ chứa đồ (gia phả, lịch giỗ kỵ, vàng mã hương đèn…). Nếu bệ thờ làm theo kiểu tấm đan bê tông thì cũng nên kê một tủ nhỏ hay bàn vào khoảng trống bên dưới để thuận tiện sắp xếp vật dụng vào dịp có giỗ tết.Phòng thờ có thể kết hợp với thư phòng, tiếp khách hay là nơi trà đàm, sinh hoạt gia đình trang trọng. Tránh bố trí chỗ ngủ hoặc nơi giải trí ồn ào chung với phòng thờ vì thiếu trang nghiêm và không phù hợp với tính chất trường khí của phòng thờ vốn thuộc Âm. Như vậy tùy theo hoàn cảnh gia đình mà cách bài trí phòng thờ, bàn thờ có thể linh hoạt phù hợp trên tinh thần trang nghiêm, ít bị ảnh hưởng bởi các sinh hoạt khác.
6. Trong ngôi nhà hiện đại - nhất là căn hộ chung cư - còn cần thêm sự giản dị và mỹ thuật, tránh làm bàn thờ theo lối trang trí lòe loẹt cầu kỳ. Bài trí bàn thờ phải nghiêm trang nhưng không u tịch, bởi vì nhà ở gia đình (tính chất Dương) không bao giờ là một ngôi chùa hay đền - miếu - phủ - am (thiên về tính Âm, là “vãng sinh đường” cho khách thập phương). Không gian thờ cúng, không gian mang tính tâm linh trong nhà ở luôn cần đặt yếu tố gần gũi và giáo dục truyền thống lên hàng đầu để kết nối các thế hệ và giữ vững gia phong nề nếp gia đình.
7. Bố trí bàn thờ theo thuật phong thuỷ. Căn cứ vào mệnh quái chủ nhà để bố trí đặt hướng bàn thờ Người mệnh Đông tứ trạch thì bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng Khảm (Bắc), Tốn (Đông Nam), Chấn (Đông), Ly (Nam). Người mệnh Tây tứ trạch thì bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng Đoài (Tây), Càn (Tây Bắc), Cấn (Đông Bắc), Khôn (Tây Nam). Vì không phải nhà nào cũng có không gian thờ cúng rộng để bạn dễ bố trí nên để phù hợp với không gian và hợp hướng cho Bàn Thờ, bạn có thể chọn các loại bàn thờ sau cho phù hợp không gian, hướng phong thủy: Bàn thờ, bàn thờ tầng, tủ thờ, bàn thờ treo tường hoặc bàn thờ hiện đại (có đôn).
8. Khi bàn thờ gia tiên được đặt trong nhà, hãy lưu ý một số hướng dẫn cơ bản sau đây:
-Tượng thần thánh hoặc các vật thể linh thiêng (tranh ảnh hoặc tượng) không được đặt cùng chung tường với phòng vệ sinh.
-Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng không được nằm bên dưới (tầng trệt) phòng vệ sinh (tầng lầu).
-Tượng thần thánh không được đặt đốì diện trực tiếp vối cửa phòng toilet.
-Tượng thần thánh không đặt trực tiếp bên dưới xà nhà.
-Tượng thần thánh không đặt đối diện trực tiếp với cầu thang.
-Tượng thần thánh không đặt bên dưới cầu thang. Vì đặt tượng ở những nơi này có nghĩa là người trong nhà thường xuyên bưốc qua thần thánh. -Tượng thần thánh không được đặt trong phòng ngủ đặc biệt là phòng của vợ chồng.
-Tượng thần thánh luôn đặt bên trong nhà hoặc có mái che.
Như vậy, dù có sự khác nhau đôi chút về hình thức, nhưng ở đâu, bàn thờ cũng đều được đặt ở vị trí trung tâm, nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đình. Và tuy theo điều kiện hoàn cảnh mỗi gia đình mà bàn thờ gia tiên có thể là một giá gỗ được gắn ở bức tường trung tâm hay ở một số gia đình là chiếc tủ thờ bằng gỗ được chế tác công phu tinh xảo thì bàn thờ gia tiên vẫn là nơi đẹp nhất trong nhà, thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo của người đang sống với tổ tiên.
Tags: bàn thờ gia tiên, ban tho gia tien, gia tien
Đăng nhận xét