Trên bàn thờ gia tiên, bát hương là vật phẩm rất quan trọng. Bát hương phải có tính linh thì người được thờ sẽ về. Và người bốc bát hương sẽ quyết định tính linh này. Vậy bàn thờ gia tiên nên có mấy bát hương và ai là người bốc bát hương?
Trên bàn thờ gia tiên, bát hương là vật phẩm rất quan trọng. Bát hương phải có tính linh thì người được thờ sẽ về. Và người bốc bát hương sẽ quyết định tính linh này. Vậy bàn thờ gia tiên nên có mấy bát hương và ai là người bốc bát hương?
1) Ai bốc bát hương?
Người có quyền năng bốc bát hương thì tốt. Thường thì dân ta đưa lên chùa nhờ thầy chùa bốc bát hương hoặc pháp sư (người tu tại gia). Ai bốc thì cũng phải có tâm thành và thánh thiện. Không có tâm thành và thánh thiện thì bát hương không được người âm chấp nhận nên không linh. Người có khả năng thì bốc xong bát hương là đã có tính linh ngay rồi. Nhà chùa bốc bát hương xong thì thường cũng linh ngay, nhưng Dị hiệu phải viết đúng.
Khi bốc bát hương các Thầy chú nguyện, thỉnh thần linh, vong linh về an nhập. Thực chất đây là việc cung cấp cho các vật thờ cúng một nguồn năng lượng ban đầu và sau này trong quá trình thờ cúng, năng lượng đó ngày một tăng trưởng khiến cho độ linh thiêng ngày càng cao. Đây cũng tương tự như việc Khai quang, Điểm nhãn cho tượng mỗi khi đúc xong, việc này có tác dụng làm tăng linh khí của pho tượng và bát nhang trước khi thờ cúng, nhằm không cho các vong linh hỗn tạp tá vào. Theo dân gian chỉ sau khi hoàn thành công đoạn này thì việc mới biến một vật từ vô tri trở nên linh thiêng, bát nhang mới có các vị Thổ công, Thần linh, Gia tiên theo chứng minh cho thân chủ khi vái cúng và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ, độ trì cho gia chủ.
2) Bát hương cần phải có những gì?
Trong bát hương thường đặt một bộ Dị hiệu gồm có:
- Tờ hiệu viết tên Gia chủ và tên người được thờ. Tờ này thường in giấy vàng, chữ đỏ, có bán kèm theo bát hương. Tên người được thờ được viết dọc vào ô trống ở giữa. Có thể viết chữ Việt, chữ Anh, chữ Hán hoặc ngôn ngữ nào cũng được. Thí dụ lời viết thường như sau:
Thờ Thần linh Thổ công : Phụng thờ: Thần linh Thổ công chư vị chân linh.
Thờ Gia tiên: Phụng thờ: Đại nội tổ tiên dòng họ Cao Hữu chư vị chân linh.
Thờ Bà cô Ông mãnh (là những người chết trẻ trong dòng họ): Phụng thờ: Bà cô Ông mãnh dòng họ Cao Hữu chân linh vị tiền.
Thờ Đức Phật: Phụng thờ: Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát anh minh.
Thờ Thần tài: Phụng thờ Thần tài Bà chúa kho (hoặc Ông Lộc, hoặc Thái Bạch tinh quân...) chư vị chân linh.
Một bát hương thờ nhiều người thì ghi chung vào 1 tờ hiệu hoặc ghi thêm tờ hiệu khác đều được.
- Bộ Thất bảo (là 7 thứ quý mà người xưa coi trọng như: vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu, dùng để trang điểm hoặc khảm vào đồ dùng trong nhà). Ngày nay Thất bảo thường làm đồ giả bán kèm theo bát hương, không có giá trị. Có khi chỉ là một bao giấy, bên trong có một số mảnh giấy kim tuyến có màu khác nhau, cũng chỉ là đồ giả mang tính tượng trưng. Thất Bảo làm đồ giả là không tốt. Có thể thay bằng một chút vàng lá hoặc một chút bạc thật. Người không có điều kiện thì có thể đặt Thất bảo là một đồng tiền giấy 500đ hoặc 1- 10.000đ là được rồi.
- Tất cả được gói trong một tờ giấy trang kim để bảo vệ rồi đặt dưới đáy bát hương.
3) Quy trình bốc bát hương:
Bát hương vốn là vật vô tri (bằng sứ hay bằng đồng) chỉ sau khi thực hiện các thủ tục "bốc bát hương" thì bát hương đó mới có tác dụng làn vật cắm nhang khi thờ cúng. Nếu bát hương không được bốc đúng cách cũng giống như nhà không chủ. Khi đó Thần, Phật, Tổ tiên giáng lâm độ trì thì ma quỷ cũng chen chân theo để quấy phá gia chủ.
- Chọn lựa kích cỡ bát hương phù hợp với mục đích thờ cúng của gia đình, như bàn thờ Gia Tiên, hoặc ban thờ Thần Tài.
- Đầu tiên, khi mua một bát hương về thì phải rửa qua nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng cho thơm để làm sạch những phần hữu hình rồi phơ cho khô hay đem xông trầm hương. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.
- Sau đó lót ở đáy bát hương một mảnh giấy trang kim vàng (vừa để lót, vừa phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy theo khi bát nhang “hoá”).
- Bát hương đã được làm đúng pháp là phải có cốt: Cốt bát nhang có 7 thứ báu (Thất bảo) như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,...Tối thiểu có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ (do sư ghi, chữ thiên do các vị Thánh ngự ghế viết). Trong bát nhang còn có tiền âm ("Ngũ Lộ Thần tài"), tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5 (sinh) được gấp thành các chiếc thuyền nhỏ xếp xung quanh khối cốt thất bảo.
- Sau đó đổ tro đốt bằng rơm nếp (hay trấu) mà ngày nay thướng có bán tại các hàng mã vào cho đầy, đứng cho cát vì cát nặng. Dùng trấu rất tốt bởi trấu bọc gạo là hạt ngọc của Trời, nó thanh sạch, cao quý.
- Nhiều người còn dán ra ngoài bát hương ở chính diện, nơi in hình mặt trời có 2 con rồng chầu vào một mảnh giấy đỏ có viết chữ bằng mực Tàu tên của bát hương.
- Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông, Tiên Gia tùy theo môn phái của Thày để an vị Bát nhang. Khi làm phép lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác. Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và Bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ).
Chỉ khi hoàn thành các công đoạn này thì bát hương mới chính thức được đưa vào sử dụng làm vật thờ cúng và mới có đủ linh lực.
Tags: bàn thờ gia tiên, ban tho gia tien, bàn thờ gia tiên có mấy bát hương, bàn thờ gia tiên nên có mấy bát hương, cách bài trí bàn thờ gia tiên, cach bai tri ban tho gia tien, cách bố trí bàn thờ gia tiên, bài trí bàn thờ gia tiên, cách bài trí trên bàn thờ gia tiên, cách trang trí bàn thờ gia tiên ngay cuoi, bàn thờ gia tiên nên đặt ở đâu, cách bài trí bàn thờ gia tiên trong nhà, cách lập bàn thờ gia tiên, cách bố trí trên bàn thờ gia tiên
Đăng nhận xét