Đồ đồng Việt Dovi

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Bài văn khấn lễ cúng Mụ cho bé (Đầy cữ, đầy tháng, đầy năm)

Bài văn khấn trong lễ cúng Mụ cho bé vào các ngày đầy tháng, đầy năm, đầy cữ.


Ông bà ta xưa quan niệm rằng: Đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai), Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho.

Ý nghĩa:

Ông bà ta xưa quan niệm rằng: Đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai), Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (đứa trẻ chào đời được 3 ngày), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng), đầy năm; bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cứng Mụ để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.

Sắm lễ:

Lễ cúng Mụ phải được làm cẩn thận chu đáo, với các lễ vật bao gồm:
  • 12 đôi hài xanh giống hệt nhau và một đôi hài cũng màu xanh nhưng to hơn
  • 12 nén vàng xanh giống nhau và một nén vàng xanh to hơn.
  • 12 bộ váy áo đẹp màu xanh giống hệt nhau và một bộ váy áo xanh cắt giống 12 bộ kia nhưng to hơn.
  • 12 miếng trầu cánh phượng giống hệt nhau và một miếng trầu têm cánh phượng to hơn.
  • 12 bộ đồ chơi: Bát,đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ… giống hệt nhau và một bộ giống như vậy nhưng to hơn (những đồ lễ này có thể bằng nhựa, bằng sành sứ).
  • 12 con cua, 12 con ốc, 12 con tôm to nhỏ bằng nhau để sống (có thể đồ chín) là lễ vật dâng cúng 12 bà Mụ.Và mỗi loại một con to hơn hoặc nhiều con (ít nhất ba con) cũng để sống là lễ vật dâng cúng bà Mụ Chúa. (Các con này để vào bát to bày cúng, sau khi cúng xong thì đem cua, ốc thả ra ao, hồ; tôm có thể thụ lộc).
  • Phẩm oản, bánh kẹo, hoa quả chia đều thành 12 phần giống nhau và một phần có đủ phẩm oản, bánh kẹo, hoa quả nhưng lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
  • Lễ mặn: Xôi, gà, cơm, canh, các món lễ mặn, rượu. . .
  • Bát hương, lọ hoa tươi nhiều màu, tiền vàng, cốc nước thanh tịnh (bày ở mâm trên cùng lễ mặn).

    Bày lễ:

    Bày lễ cúng Mụ mang tính chất thành kính, văn hoá và nghệ thuật, thường bàn lễ cúng Mụ được bày (trình bày) một cách hài hoà, cân đối.+ Tất cả lễ vật dâng bà Mụ chúa để ở chính giữa phía trên của hương án+ Lễ vật dâng 12 bà Mụ chia thành 12 phần giống nhau+ Mâm lễ mặn cùng hương, hoa nước để trên cùng+ Mâm tôm, cua, ốc để phía dưới.
    Sau khi bày lễ xong, bố hoặc mẹ cháu bé thắp 3 nén hương, rồi bế cháu bé ra trước án khấn:

    Văn khấn cúng Mụ cho bé

    – Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.
    – Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.
    – Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.
    – Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương
    – Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
    Hôm nay là ngày…. Tháng….. năm….
    Vợ chồng con là …………………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………..
    Chúng con ngụ tại:……………………………………………
    Nay nhân ngày đầy tháng (đẫy cữ, đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:
    Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấn g thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.
    Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đep, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quí.
    Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
    Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.Nam mô a di Đà Phật
    Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ chắp tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá; đem tôm, cua, ốc đi phóng sinh tại các ao, hồ, sông để cầu phúc; các đồ chơi bằng nhựa, sành sứ thì giữ lại cho cháu bé để lấy phước.
    Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho bé mọi điều tốt lành.
    Chúc các bé khỏe mạnh và hay ăn chóng lớn!
    Tags: cúng mụ, lễ cúng mụ, cúng mụ đầy tháng, cúng mụ cho bé, bài cúng mụ, văn khấn cúng mụ, văn khấn cúng mụ đầy tháng, bài khấn cúng mụ đầy tháng, bàn thờ gia tiên

    Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

    Những loài hoa "cấm kỵ" cắm trên bàn thờ tổ tiên

    Dâng hoa cúng thanh khiết, thể hiện tâm thành kính, bày tỏ lòng biết ơn rất quan trọng, nhưng cần lưu ý vì 1 số loài hoa không nên cắm trên bàn thờ.


    Ý nghĩa của việc dâng hoa
    Với người Việt, trong thờ cúng tổ tiên, lễ chạp, các ngày sóc, vọng (ngày Rằm, mùng Một) và thờ phụng tâm linh… việc dâng hoa cúng lên bàn thờ gia tiên 1 cách thanh khiết, thể hiện tâm thành rất quan trọng (hương, hoa, trà, quả). Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, thánh, gia tiên, là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều.
    Hoa nhài - 1 trong số những loài hoa không nên cắm trên bàn thờ
    Đối với các phật tử, hoa là nhân, sau đó là kết quả. Cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân. Nếu cúng hoa đẹp sẽ hái được quả ngon, mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện để tương lai mới nhận được quả báo thiện.
    Xưa đĩa hoa cúng có nhiều bông hoa các loại (bông huệ trắng muốt thơm ngát, bông ngọc lan thơm nồng, nhánh hoàng lan thơm mềm mại, nhánh hoa sói, bông hoa cúc, đóa thược dược)… tùy theo mùa. Hoa rất thơm, cúng xong các mẹ thường để khô, đến lần cúng sau mới thay hoa mới.
    Hoa dâng cúng nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp. Hoa bây giờ có hàng trăm loại, tùy mùa mà dâng hoa cúng khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là cúc, hồng, sen, huệ… Nhiều loài hoa, nhưng chỉ có một số loại dùng để thờ cúng như hoa hồng, hoa huệ dùng để dâng cúng, còn hoa nhài chỉ để chơi và tẩm ướp trà… Do đó, cần biết để chọn hoa cúng phù hợp mới trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
    Hoa cúng lễ Phật ngoài mẫu đơn nên chọn hoa có màu vàng và đỏ - là những màu tượng trưng cho nhà Phật như cúc vàng, hồng đỏ (hồng không chọn hồng phơn phớt hoặc màu khác). Hoa cúc, hoa hồng không nên chọn những hoa nở to, nên lựa kỹ từng bông. Hoa thờ gia tiên ngày Tết nên cho vào nước vài viên thuốc B1 để có dinh dưỡng nuôi hoa tươi lâu.
    Hoa huệ có nhiều loại, nhiều màu, nhưng để cúng thì nên mua huệ ta, trưng được lâu và chỉ nên cúng một màu để tạo sự trang nghiêm cho bàn thờ gia tiên.
    Nếu trưng mai, đào trên bàn thờ, nên chọn cành nhiều nụ to, cánh hoa mịn, điểm lá non và nên mua trước Tết khoảng 3-5 ngày thì hoa mới nở rộ đúng dịp Tết.

    Hoa nào không nên cắm trên bàn thờ?

    Theo ông Phạm Quang Tuyến - Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người cho biết: khi dâng hoa lên bàn thờ cũng cần hiểu ý nghĩa, chọn cho đúng loại để ban thờ được trang trọng.
    Với hoa ly rực rỡ, thơm ngát không nên dâng lễ Phật nhưng có thể dâng gia tiên và nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu). Một số người kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở ban thờ gia tiên.
    Hoa phong lan đẹp, bền được nhiều người mua cắm ban thờ dịp Tết, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có nhiều màu rực rỡ, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng.
    Hoa địa lan thơm, không rực rỡ (chỉ có màu xanh, vàng), lại trồng ở đất (khác phong lan) nên không có tính chất khác. Dâng Phật, thánh, gia tiên đều được.
    Lan móng rồng - loại hoa không nên dâng cúng gia tiên
    Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua) tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi cũng không đẹp.
    Hoa đại
    Hoa đại (sứ, chămpa) thơm, màu đẹp, nhưng không dùng cúng trên bàn thờ vì giống bộ phận sinh dục nữ, còn theo tích Lào thì là chuyện tình yêu trai gái nên cũng không dùng.
    Ngoài ra, có những loại hoa không được đem vào cả lễ Phật, thánh và gia tiên, ví dụ, hoa nhài tuy là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh (hoa nhài cắm bãi cứt trâu).
    Hoa cúc áo (hoa cứt lợn), tuy bông hoa xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi được chứ không thể đặt lên ban thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp.
    Cúc vạn thọ tên hay, màu vàng, ở miền Trung hay dùng vì dễ trồng dễ sống, có màu vàng tươi tắn, sự may mắn và thịnh vượng. Nhưng ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương lại không đưa lên ban thờ vì họ cho nó có mùi hôi.
    Không nên cắm hoa râm bụt trên bàn thờ tổ tiên
    Hoa râm bụt có màu đỏ, bông cũng đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì có chữ “râm” đằng trước. Hoa phù dung tuy tên đẹp nhưng mau tàn, có tích không hay nên cũng không được dùng.
    Tags: cắm hoa bàn thờ, cắm hoa để bàn thờ, cắm hoa bàn thờ tổ tiên, hoa de ban tho

    Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

    Cách khai quang, điểm nhãn cho Thiềm Thừ - Cóc 3 chân trên ban thờ thần tài

    Trong phong thủy, thiềm thừ hay còn gọi là Cóc 3 chân được xem là biểu tượng rất may mắn. Nó thường ngậm đồng tiền xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà.

    Đồ đồng Việt Dovi xin đưa ra 1 vài hướng dẫn cách đặt Thiềm Thừ trên bàn thờ ông Địa - Thần tài.

    Cóc ngọc - Thiềm Thừ

    Có truyền thuyết kể rằng: vợ của một trong tám vị tiên đã đánh cắp linh đan của Tây Vương Mẫu rồi trốn lên mặt trăng và biến thành cóc. Vì đã uống thuốc trường sinh nên bà trở nên bất tử, trong quá trình chuyển hóa thành cóc bà cầu xin được tha thứ. Thượng đế giàu lòng từ bi chỉ biến nửa thân người phía trên của bà thành cóc, phần đuôi nòng nọc vẫn giữ lại. Vì vậy bà biến thành cóc ba chân.

    Một truyền thuyết khác: Cóc ba chân vốn là yêu tinh, được ông tiên Lưu Hải thu phục, cải tà quy chính, đi khắp nơi nhả tiền giúp người nghèo. Cóc ba chân là do Lưu Hải câu được bằng những đồng tiền vàng. Lưu Hải là một trong tám vị tiên sống ở thế kỷ thứ X sau Công Nguyên. Người ta cho rằng Lưu Hải rất tinh thông phép thuật của Lão giáo, lại biết được sức mạnh của cóc ba chân trong việc thu hút tài lộc và thịnh vượng.
    Sau bao nhiêu công sức tìm kiếm con vật thần thoại này, Lưu Hải thấy nó núp dưới một cái giếng sâu. Biết con cóc thích tiền, Lưu Hải đã dùng chỉ màu đỏ xâu những đồng tiền vàng để làm mồi và câu con cóc từ giếng lên.
    Vì vậy, Thiềm thừ là con vật huyền thoại cóc vàng có 3 chân, nó là biểu tượng của Thần Tài, của sự may mắn về kinh doanh và tiền bạc. Thiềm Thừ chuyên dùng trong Phong Thuỷ ở những khu vực tốt để tăng cường tài lộc, nó tượng trưng cho sự hoạnh phát tài lộc, giảm thiểu rủi ro, nó còn mang ý nghĩa bình an và hạnh phúc cho mọi người. Nên có thể dùng để biến hung thành cát trong Phong Thuỷ.
    Trong phong thủy, cóc là sinh vật được cho là mang lại điềm lành. Người Trung Quốc xưa tin rằng, nếu họ nhà cóc ở dưới giếng, ao, hồ sau nhà bạn, thì gia đình bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập.
    Cách khai quang điểm nhãn cho Thiềm Thừ (cóc ba chân, cóc tài lộc)
    1, Chon một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ.
    2, Lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa.
    3, Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ.
    4, Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm.
    5, Sau khi lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm Thừ.
    6, Lấy một chút nước CHÈ vẩy vào mắt Thiềm Thừ – đây còn gọi là khai quang điểm nhãn.
    7, Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ có mình ở đó, Thiềm Thừ sau khi khai quang người đầu tiên nó nhìn thấy là bạn sẽ mãi mãi “phù hộ“ bạn. (vì thế có lúc người khác dùng rất tốt nhưng tặng bạn lại không linh là vì lí do này!).
    Truyền thuyết về Cóc ngọc
    Một truyền thuyết khác kể lại rằng, vợ của một trong tám vị tiên đã đánh cắp linh đan của Tây Vương Mẫu rồi trốn lên mặt trăng và biến thành cóc. Vì đã uống thuốc trường sinh nên bà trở nên bất tử, trong quá trình chuyển hóa thành cóc bà cầu xin được tha thứ. Thượng đế giàu lòng từ bi chỉ biến nửa thân người phía trên của bà thành cóc, phần đuôi nòng nọc vẫn giữ lại. Vì vậy bà biến thành cóc ba chân.
    Một truyền thuyết khác: Cóc ba chân vốn là yêu tinh, được ông tiên Lưu Hải thu phục, cải tà quy chính, đi khắp nơi nhả tiền giúp người nghèo. Cóc ba chân là do Lưu Hải câu được bằng những đồng tiền vàng. Lưu Hải là một trong tám vị tiên sống ở thế kỷ thứ X sau Công Nguyên. Người ta cho rằng Lưu Hải rất tinh thông phép thuật của Lão giáo, lại biết được sức mạnh của cóc ba chân trong việc thu hút tài lộc và thịnh vượng.
    Sau bao nhiêu công sức tìm kiếm con vật thần thoại này, Lưu Hải thấy nó núp dưới một cái giếng sâu. Biết con cóc thích tiền, Lưu Hải đã dùng chỉ màu đỏ xâu những đồng tiền vàng để làm mồi và câu con cóc từ giếng lên.
    Vì vậy, Thiềm thừ là con vật huyền thoại cóc vàng có 3 chân, nó là biểu tượng của Thần Tài, của sự may mắn về kinh doanh và tiền bạc. Thiềm Thừ chuyên dùng trong Phong Thuỷ ở những khu vực tốt để tăng cường tài lộc, nó tượng trưng cho sự hoạnh phát tài lộc, giảm thiểu rủi ro, nó còn mang ý nghĩa bình an và hạnh phúc cho mọi người. Nên có thể dùng để biến hung thành cát trong Phong Thuỷ.
    Trong phong thủy, cóc là sinh vật được cho là mang lại điềm lành. Người Trung Quốc xưa tin rằng, nếu họ nhà cóc ở dưới giếng, ao, hồ sau nhà bạn, thì gia đình bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập.
    Cóc 3 chân được xem là biểu tượng rất may mắn. Nó thường ngậm đồng tiền xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà.
    Vị trí đặt cóc ngọc
    Có nhiều ý kiến khác nhau về phương hướng và vị trí tốt nhất để bài trí cóc ba chân. Nên để cóc ba chân ở khu vực gần cửa trước, đặt ở vị trí tương đối thấp, nhưng không để dưới đất. Nhiều nhà còn đặt cóc ngọc gần ban thờ thần tài vì vị trí gần cửa.
    Đừng để cóc đối diện với cửa chính, cửa sổ. Nếu không cóc 3 chân sẽ nhã tiền ra ngoài hết. Vị trí tốt nhất để đặt cóc 3 chân là ở góc đối diện chéo với cửa chính, mặt hướng vào bên trong như thể cóc đang nhảy vào nhà. Cóc cũng có thể nằm bên dưới gầm bàn, bên trong tủ hoặc giấu dưới ghế, bàn thờ thần tài,  những đồ đạc khác...
    Bạn có thể để bao nhiêu cóc ba chân trong nhà tùy thích, với điều kiện tổng số cóc trong nhà không bao giờ vượt quá 9 con. Nếu bạn muốn để cóc quanh nhà, hãy bố trí chúng một cách kín đáo, không được để cóc trong phòng ngủ và trong nhà bếp.

    Cách khai quang điểm nhãn cho Thiềm Thừ (cóc 3 chân, cóc tài lộc)

    1, Chon một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ.
    2, Lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa.
    3, Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ.
    4, Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm.
    5, Sau khi lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm Thừ.
    6, Lấy một chút nước CHÈ vẩy vào mắt Thiềm Thừ – đây còn gọi là khai quang điểm nhãn.
    7, Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ có mình ở đó, Thiềm Thừ sau khi khai quang người đầu tiên nó nhìn thấy là bạn, sẽ mãi mãi “phù hộ“ bạn. (vì thế có lúc người khác dùng rất tốt nhưng tặng bạn lại không linh là vì thế).

    Vị trí đặt cóc ngọc trên ban thờ thần tài:

    Có nhiều ý kiến khác nhau về phương hướng và vị trí tốt nhất để bài trí cóc ba chân. Nên để cóc ba chân ở khu vực gần cửa trước, đặt ở vị trí tương đối thấp, nhưng không để dưới đất. Nhiều nhà còn đặt cóc ngọc gần ban thờ thần tài vì vị trí gần cửa.
    Đừng để cóc đối diện với cửa chính, cửa sổ. Nếu không cóc 3 chân sẽ nhả tiền ra ngoài hết. Vị trí tốt nhất để đặt cóc 3 chân là ở góc đối diện chéo với cửa chính. Cóc cũng có thể nằm bên dưới gầm bàn, bên trong tủ hoặc giấu dưới ghế, bàn thờ thần tài,  những đồ đạc khác...
    Bạn có thể để bao nhiêu cóc ba chân trong nhà tùy thích, với điều kiện tổng số cóc trong nhà không bao giờ vượt quá 9 con. Nếu bạn muốn để cóc quanh nhà, hãy bố trí chúng một cách kín đáo, không được để cóc trong phòng ngủ và trong nhà bếp.
    Tags: thiềm thừ, cóc 3 chân, cóc ba chân, cách khai quang thiềm thừ, cách khai quang điểm nhãn thiềm thừ cho thiềm thừ, cách khai quang điểm nhãn, bàn thờ gia tiên

    Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

    Cách thờ cúng Ông Địa - Thần Tài ngày lễ vía mồng 10 hàng tháng

    Thần Tài - Ông Địa sẽ đem đến may mắn và tài lộc trong công việc kinh doanh của chúng ta. Tuy nhiên, nói đến cách thờ cúng 2 vị Thần này không phải ai cũng biết và hiểu cặn kẽ.

    Ông Thần Tài, ông Địa rất gần gũi với dân chúng, nhất là ông Địa lúc nào cũng vui vẻ cười đùa và rất thương con nít. Vì vậy mà khuyên quý vị có điều gì lo lắng bức xúc thì nên nguyện với ông Địa, Thần Tài hóa giải phù hộ cho, sẽ như ý.
    Ngày vía của Thần Tài là ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng…có thờ Thần Tài, thì đều sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin một năm mới làm ăn được thịnh vượng về tài lộc. Đặc biệt là vía thần tài ngày mùng 10 Tết.
    Lễ cúng Thần Tài - Ông Địa cũng phải chăm chút cho thật kỷ thì mới có kết quả tốt. Đa phần, các vị thần đều dùng mặn, đặc biệt chỉ có Thần Tài, Thổ Địa dùng vừa mặn vừa chay. Lễ cúng nửa năm đầu thì mặn, mà từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm là chay.

    Lễ cúng mặn từ tháng 1 âm lịch tới tháng 6 âm lịch:

    - 1 bình bông thọ, 5 thứ trái cây ( có trái dừa ), 5 cây nhang, 5 chun rượu đế, 2 đèn cầy, 2 điếu thuốc, gạo , muối hột, vàng bạc đại 2 miếng .
    - một bộ tam sên gồm : 1 miếng thịt ba rọi, 1 hột vịt , 1 con tôm ( hay cua ), tất cả đều luộc.

    Lễ cúng chay từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm, tháng 12 âm lịch:

    - 1 bình bông thọ, 5 thứ trái cây ( có trái dừa ), 5 cây nhang, 5 chun nước , 2 đèn cầy , 2 điếu thuốc, gạo, muối hột , vàng bạc đại 2 miếng.
    - Bánh chay như là bánh ít, bánh tét, bánh ngọt ...v...v ...
    Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

    Hướng dẫn Thỉnh Thần Tài, Thổ Địa:

    Khi thỉnh tượng Thần Tài, Thổ Địa ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”, và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài, Thổ Đại.Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường.Ai muốn thờ Thần Tài Thổ Địa đều phải thực hiện như trên, Thần Tài, Thổ Địa mới có linh khí.
    Khi thỉnh Thần Tài, Thổ Địa cũng có Thần Tài, Thổ Địa hợp với gia chủ, cũng có Thần Tài, Thổ Địa không hợp với gia chủ, chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ. Thần Tài, Thổ Địa không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về.

    Lời dặn cần thiết:

    - Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc , không được rãi ra ngoài.
    - vàng, bạc đại đốt ở ngoài.
    - rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.
    - bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.

    Bài cúng thần tài:

    Văn khấn Thần Tài Thổ Địa
    - Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
    - Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
    - Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
    - Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
    Tín chủ con là:…………………………………Tuổi:…………………..
    Ngụ tại………………………………………………………………………..
    Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).
    Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
    Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
    Phục duy cẩn cáo!
    Hi vọng bài viết của chúng tôi đã góp phần hữu ích cho các đọc giả trong việc thờ cúng Thần Tài - Ông Địa
    Tags: cách cúng ông địa, cách cúng ông địa thần tài, cách thờ ông địa thần tài, ban tho ong dia, bàn thờ ông địa,ban thờ gia tiên

    Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

    Hướng dẫn cách đặt và bài trí bàn thờ ông Địa

    Cách đặt và bài trí bàn thờ ông Địa như thế nào là đúng ??? Mặc dù Thần Tài được xem là một hình tượng khác của ông Địa (hay còn gọi là Thần Đất) nhưng tựu trung, cả hai vị thần vẫn có quyền uy giúp cho con người làm ăn phát đạt, tài lai lộc tấn.

    Ngoài bàn thờ gia tiên trong mỗi gia đình, ta thường thấy những người kinh doanh còn thờ bàn thờ ông Địa - Thần tài để cầu may mắn, tài lộc trong công việc kinh doanh của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem bàn thờ ông Địa - Thần tài cần đặt như thế nào cho thuận theo phong thủy.
    Theo sơ đồ trên ta thấy:
    Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị. Hai bên, bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát hương, bát hương này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát hương khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 dán dính bát hương xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát hương gọi là bị động bát hương, mọi chuyện trở nên trục trặc liền.
    Theo nguyên lý “Đông Bình - Tây Quả”, các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái (Nhìn từ ngoài vào). Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.
    Trái cây nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ “nhất”, các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tượng trưng cho Ngũ hành phát sinh phát triển.
    Ông Cóc để bên trái (từ ngoài nhìn vào), sáng quay ông Cóc ra, tối quay ông Cóc vào. Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt nhửng bông hoa trải trên mặt nước (Cái này làm Minh đường tụ thủy – Một cách giữ tiền bọc khỏi trôi đi”.Trên nóc bàn thờ Thần Tài, người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các câu chú Phạn tự để tăng thêm phần bảo vệ cho gia chủ tránh khỏi tai ách.
    Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài là từ bàn thờ, Thần Tài phải quản được hết sự vào ra của khách hàng. Có thể đặt theo hướng tốt của chủ nhà, có thể đặt theo cách hứng lấy dòng khí bên ngoài khi vào nhà. Có thể dùng phương pháp Điểm Thần Sát để tính, chọn lấy các cung Tiên lộc, Quý nhân để đặt vị trí bàn thờ.

    1. Cung Thiên lộc:

    Lộc là phương Lâm quan của Tuế Can, tính của Ngũ hành, lâm quan tới cát. Lâm quan là thời đương thịnh, đang lên phơi phới, gần tới Vượng.Bàn thờ theo cung này là cát khánh, rất tốt. Lộc ra chính môn sẽ đem lại nhiều may mắn về tiền bạc, gia sản thăng tiến, điền trang vượng. Thường sinh người béo tốt, thông minh, tuấn tú lại khéo léo, tài năng kinh doanh giỏi, làm ăn tiến phát.

    2. Cung Quý nhân:

    Quý Nhân Thiên Ất là vị Thần đứng đầu cát Thần, hết sức linh mà có thể chế ngự được mọi chỗ động, chí tôn mà có thể trấn dược phi phù. Nhà có chính môn ra Quý là đại cát khánh, gia đạo bình an, hòa thuận, hỷ khí đầy nhà, luôn gặp may mắn. Quý nhân là sao cứu trợ, là Thần giải tai ách, nên nhà ra Quý nhân là gặp việc có người giúp đỡ, gặp tai ách có người giải cứu, gặp hung hóa cát. Sự ngliệp hiển vinh, công danh thành đạt, dễ thăng quan, tiến chức, học hình ti li cử nhất nhất đều tốt đẹp. Quý nhân gặp Sinh, Vượng, thường sinh người hiếu lễ, tướng mạo phi phàm, tính tình nhanh nhẹn, lý lẽ phân minh, thẳng thắn mà ôn hòa, khôi ngô tuấn tú.
    Quý nhân là cái khí rất tôn quý, nên gia vào cung nào cũng rất tốt, ngoài cách đặt cửa chính ra còn có thể đặt cửa phụ, nhà bếp, phòng khách, phòng làm việc, bàn thờ, giường ngủ đều tốt. Đặc biệt bàn thờ đặt trên cung có Âm Quý nhân là đại cát khánh, như vậy sẽ được âm Linh phù trợ. Không được để phòng tắm, nhà vệ sinh vào cung Quý nhân, vì như vậy sẽ bị họa hại liên miên, nữ nhân thiếu máu, động thai, sinh con dù có đẹp đễ nhưng cũng dấn thân vào con đường ô nhục, làm điếm, cuối cùng phải tự vẫn. Tài sản tiêu tan, yêu ma hoành hành, gia đình có người bị cướp bóc, chém giết, máu me thảm khốc, bệnh tật đau khổ triền miên.
    Nhưng muốn đặt như thế nào thì trước mặt bàn thờ phải quang đãng, sạch sẽ.Ông Địa và Thần tài tuy thờ dưới đất nhưng tính rất thích thơm tho, sạch sẽ. Thường nên để sẵn một lọ nước hoa, lâu lâu lại xịt vào bàn thờ cho thơm.
    Tổng hợp
    Tags: cách đặt bàn thờ ông địa, cách bài trí bàn thờ ông địa, cách bố trí bàn thờ ông địa, cách bày trí bàn thờ ông địa, cách trang trí bàn thờ ông địa

    Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

    Sự tích ông Táo và ý nghĩa của bàn thờ ông Táo

    Mời quý bạn đọc tìm hiểu sự tích ông Táo và ý nghĩa của bàn thờ ông Táo. Ông Táo hay Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị thất thế khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo.

    Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất. Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép lại như sau:

    Sự tích ông Táo

    Sự tích ông Táo
    Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất nghèo khổ. Chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con, cho nên thường buồn phiền cãi lẫy với nhau.
    Một hôm Trọng Cao quá tức giận mà đánh vợ. Tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi, rồi gặp một chàng trai là Phạm Lang, anh này đã dùng lời ngon ngọt và khéo léo quyến rũ được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau thành vợ chồng. Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi, buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ.
    Một hôm, Trọng Cao đến một nhà khá giả xin ăn, bà chủ nhà đem cơm ra cho. Thì ra đó là Thị Nhi. Hai người nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ dễ nào quên. Thị Nhi hối hận vì đã lấy Phạm Lang. Họ đang hàn huyên thì bất ngờ người chồng mới là Phạm Lang từ ngoài đồng đi làm về, Thị Nhi mới nói Trọng cao vào ẩn trong đống rơm. Phạm Lang về nhà để cốt lấy tro bón ruộng, nên đốt đống rơm lấy tro. Trọng Cao đang say ngủ trong đống rơm vì đường xa mỏi mệt ấy bị chết cháy, người vợ cũ là Thị Nhi, thấy vậy cũng lao vào lửa chết theo. Phạm Lang thấy vợ chết cũng lao mình vào đống rơm đang cháy ấy mà chết.
    Cũng có tích khác: Sau khi Thị Nhi lấy Phạm Lang, một hôm trong nhà cúng đốt mã ngoài sân, có một hành khất vào ăn xin. Thị Nhi nhận ra người chồng cũ của mình, động lòng thương đem gạo ra cho. Bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi lấy làm xấu hổ đâm đầu vào đống lửa đang đốt mã mà tự tử. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng lao vào lửa mà chết theo, Phạm Lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.
    Thượng đế thấy ba người có nghĩa mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc.- Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.- Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.- Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.
    Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay ông Trời), nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công.
    Vị Táo Quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.
    Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.Sự tích ông táo trong dân gian Việt Nam, có những nét đẹp truyền thống. Người Việt Nam tiễn ông Táo ngày 23 tháng Chạp chứ không tế Táo quân vào mùa hạ như người Hoa xưa. Trước ngày 23 tháng Chạp, người ta đến hàng vàng mã mua hai cái mũ nam, một cái mũ nữ và một hoặc ba con cá chép (dùng cho Táo cưỡi), rồi đem đốt những vật dụng đang thờ, đã hư cũ. Đồng thời người ta cũng thay luôn mấy "Ông Táo" đã sứt mẻ bằng cách "trân trọng" gửi ở bụi tre hoặc một gốc cây nào đó sau vườn.
    Tuy nhiên, hiện ở nông thôn, nhiều nơi vẫn làm gà, cúng "hăm ba tháng Chạp Táo quân về trời" đàng hoàng. Họ coi ngày này như hội nghị thường kỳ của thượng giới, và cũng có ý tạo điều kiện cho Táo quân kịp trở về trần gian ăn Tết với gia đình.
    Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.
    Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).
    Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy (hoặc cá chép bằng giấy) là đủ.
    Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Quân.Sự tích Táo Quân bắt nguồn từ Trung Hoa, cho nên truyện đã được "Việt Nam hóa" với nhiều tình tiết khác nhau. Tuy nhiên, các câu truyện vẫn nói lên "tình nghĩa yêu thương" giữa một người vợ và hai người chồng cũ và mới. Chính vì những mối ân tình đó mà ba người đều đã quyên sinh vì nhau... Thượng đế thông cảm mối tình sâu nghĩa đậm này đã cho về bếp núc ở gia đình... Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.

    Ý nghĩa bàn thờ ông Táo

    Vượt qua cái lý để đạt tới cái tình: Người Việt xưa không bao giờ có thể chấp nhận việc đa phu, một bà hai ông. Người ta thường chỉ trích "Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà". Như vậy, điều mà tích truyện nhắc tới, đó không phải là cái lý, nhưng là cái tình nghĩa phu thê, sống chết cùng nhau.
    Liên hệ đến gia đình: Quan niệm táo quân là vị thần thứ nhất, quan trọng hàng đầu trong gia đình, nhiều địa phương có tục lệ, người con gái khi mới về nhà chồng, phải làm lễ ở bếp, hay ở bàn thờ Thổ Công, để xin phù trợ về sau trong công việc bếp núc, tề gia, nội trợ, quán xuyến gia đình. Tục ngữ phương Tây có câu: "bàn tay đưa nôi là bàn tay cai trị thế giới", người Việt Nam thì quan niệm: Người nội trợ là nội tướng trong gia đình.
    Bếp lửa mang một ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài công dụng nấu chín thực phẩm, nó còn là nơi quy tụ cả gia đình để chia sẻ với nhau bữa ăn cũng như lửa ấm. Lễ hội bao giờ cũng gắn bó với nghi thức thắp lửa thiêng. Lửa xua đuổi thú dữ, tạo bầu không khí ấm áp…Không gia đình nào là không có bếp lửa. Ngày nào lửa không bén trên bếp, ngày ấy là một ngày gia đình thiếu hơi ấm, thiếu tình thương.
    Thường xưa kia, có gì lủng củng, đau yếu là người ta phải xem lại bếp núc tức là ông táo có được giữ sạch sẽ hay không?Táo quân định đoạt phúc đức cho gia đình. Phúc đức này là do sự ăn ở phải đạo của gia chủ và của mọi người trong nhà.
    Bàn thờ ông táo nên đặt tại đâu?
    Nên thờ Táo quân ở đâu là phù hợp nhất?
    Các vị thần này nên được đặt phía trên bếp nấu ăn, nếu không đủ chỗ thì đặt ở góc nhà bếp phía Nam, bởi vì ngũ hành Táo quân thuộc "Hoả", cho nên Táo quân cần được đặt ở phía Nam "Hoả" vượng.
    Sưu tầm
    Tags: bàn thờ ông táo, ban tho ong tao, ban tho gia tienbàn thờ gia tiêngia tiên

    Bàn thờ Thần Tài - Ông Địa và những điều cần biết

    Chúng ta thường thấy bàn thờ Ông Địa - Thần Tài xuất hiện phổ biến trong bất cứ đâu tại Việt Nam như các cửa hàng kinh doanh, các công ty - xí nghiệp hoặc các hộ gia đình. Việc thờ cúng đó có nguồn gốc thế nào và cách thờ cúng ra sao cho đúng ? Dưới đây là 1 số hiểu biết cơ bản để các bạn tham khảo và dùng khi hữu sự.

    Chúng ta thường thấy bàn thờ Ông Địa - Thần Tài xuất hiện phổ biến trong bất cứ đâu tại Việt Nam như các cửa hàng kinh doanh, các công ty - xí nghiệp  hoặc các hộ gia đình. Việc thờ cúng đó có nguồn gốc thế nào và cách thờ cúng ra sao cho đúng ? Dưới đây là 1 số hiểu biết cơ bản để các bạn tham khảo và dùng khi hữu sự.
    Thần Tài - Ông Địa là một cặp 2 ông thần được thờ trong một cái tủ thờ, đặt ở dưới đất. Tủ thường làm bằng gỗ và có khi được Tủ thờ Thần Tài - Ông Địa đều đặt hướng thẳng ra phía cửa nhà, thường ở vị trí có vách dựa vào (để tạo sự vững chắc cho tủ thờ cũng như cho sự kinh doanh và cuộc sống bạn). Người ta không chỉ cúng 2 ông vào ngày Tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán, kinh doanh thì người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho các vị thần này chu đáo hàng ngày thì mới được các Thần phù hộ làm ăn thuận lợi “tiền vào như nước”. Sáng sớm khi mở cửa bán hàng hoặc kinh doanh, người ta thường thắp hương cầu khẩn Thần Tài “phù hộ” cho họ mua may bán đắt, cúng cho Ông Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm.sơn son thiếp vàng, phía trong khảm hoặc dán bài vị của Thần Tài.
    Thần Tài - Ông Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài, nhưng Mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Cần phân biệt Ông Địa của Việt Nam và Phật Di Lặc. Phật Di Lặc mang bao bố hay cười tươi, có đồng tử đi theo. Hình ảnh Ông Địa còn khá quen thuộc trong đội múa lân, Ông Địa thường có vai trò cản trở Lân trong việc nhặt tiền thưởng hay quà cúng của gia chủ. Thần Tài thường tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.
    Nếu như Thần Tài người ta cúng hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay cúng ly cà phê. Thông tường Thần Tài người Hoa kính trọng và khấn vái nhiều, thì trái lại người Việt luôn luôn khấn vái Ông Địa. Vào ngày Tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về hoặc bàn thờ cũ hay bị hư cũng được thay thế bàn thờ mới. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và  bàn thờ Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
    Nhìn vào cấu trúc bàn thờ Thần Tài - Ông Địa đúng cách, từ ngoài nhìn vào ta thấy dán trên vách 1 tấm Bài vị là 1 tấm màu đỏ được viết bằng mực nhũ kim với nội dung “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần”. Bên trái là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy, 3 hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải chọn ngày và theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, nguời ta dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền. Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả ”, lọ hoa bên tay phải - thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền…. đĩa trái cây bên tay trái - nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Cúng 5 chén nước chứ không phải 3 chén cũng vì tượng trưng cho 5 ông Thần tài và 5 ông Địa đã nói ở trên.
    Ông Cóc (hình tượng rất đặc trưng văn hóa Việt) để bên trái, lưu ý là sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào trong với mong muốn tiền của không bị trôi đi.  Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước (làm Minh Đường Tụ Thủy) – một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi. Trong miền Nam khi cúng Thần Tài – Ông Địa, thường cúng kèm theo một đĩa tỏi có 5 củ tươi nguyên đẹp đẽ hay nhiều khi là cả một bó tỏi . Họ cho rằng tỏi giúp cho ông Địa có phương tiện để bài trừ ”các đạo chích vong binh” ám muội vì người âm cũng có người tốt kẻ xấu như thường giống người dương mình vậy. Ngoài ra, họ dùng bó tỏi đó để phòng chống các Tà sư làm ác, phá hoại bàn thờ nhà người ta bằng Bùa, Ngải . Tỏi có tác dụng tránh được điều đó (vì người luyện Bùa, Ngải thường kiêng ăn Ngũ Vị Tân : Hành , Hẹ, Tỏi, nén, Kiệu).
    Trên nóc bàn thờ Thần Tài - Ông Địa, người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các câu chú Phạn tự (tượng trưng cho cơ quan chủ quản các Thần). Mục đích là để có sự quản lý, không cho các vị Thần làm điều sai trái.
    Thổ Công hay Thổ Địa là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam cai quản một vùng đất đai. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá". Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai như : xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt…... thì người Việt đều phải cúng vị thần này. Với người Hoa, Thổ Địa cũng là một trong các vị thần Tài. Do ngày xưa, nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đai cùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải, tài sản chủ yếu ngày xưa nên thần Đất cũng là 1 thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài là do thuyết ngũ hành tương sinh : Thổ sinh Kim (đất sinh vàng bạc)… Có lẽ vì lý do đó mà đến tận bây giờ, Thần Tài và Ông Địa (Thổ Địa) vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ở khắp nơi, từ văn phòng công ty lớn – nhỏ, cửa hàng bán lẻ, tư gia .......vv….Người Hoa sang VN làm nghề buôn bán trở nên giàu có, mỗi nhà người Hoa đều có thờ Ông Địa - Thần tài nên người Việt thấy vậy bắt chuớc theo. Theo tín ngưỡng dân gian, Ông Địa - Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên nhất là gia đình mua bán hay kinh doanh đều phải có bàn thờ Ông Địa - Thần Tài.Ông Địa - Thần tài được người Hoa truyền cho dân Việt.
    Thờ cúng Thần Tài - Ông Địa có 4 đặc tính lưu ý như sau đây:
    1. Tuy thờ cúng, bàn thờ để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin. Nhiều lần thấy rất Linh diệu
    2. Khi cúng Thần Tài - Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ, nhưng có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt. Thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi…. Nếu ở Sài Gòn, nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài - Ông Địa, người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương - Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt). Thứ tiền này không có bán ở miền Bắc.
    3. Cách thắp nhang : Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.
    4. Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn
    Thần Tài - Ông Địa là một cặp 2 ông thần được thờ trong một cái tủ thờ, đặt ở dưới đất. Tủ thường làm bằng gỗ và có khi được Tủ thờ Thần Tài - Ông Địa đều đặt hướng thẳng ra phía cửa nhà, thường ở vị trí có vách dựa vào (để tạo sự vững chắc cho tủ thờ cũng như cho sự kinh doanh và cuộc sống bạn). Người ta không chỉ cúng 2 ông vào ngày Tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán, kinh doanh thì người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho các vị thần này chu đáo hàng ngày thì mới được các Thần phù hộ làm ăn thuận lợi “tiền vào như nước”. Sáng sớm khi mở cửa bán hàng hoặc kinh doanh, người ta thường thắp hương cầu khẩn Thần Tài “phù hộ” cho họ mua may bán đắt, cúng cho Ông Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm.sơn son thiếp vàng, phía trong khảm hoặc dán bài vị của Thần Tài.
    Thần Tài - Ông Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài, nhưng Mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Cần phân biệt Ông Địa của Việt Nam và Phật Di Lặc. Phật Di Lặc mang bao bố hay cười tươi, có đồng tử đi theo. Hình ảnh Ông Địa còn khá quen thuộc trong đội múa lân, Ông Địa thường có vai trò cản trở Lân trong việc nhặt tiền thưởng hay quà cúng của gia chủ. Thần Tài thường tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.
    Nếu như Thần Tài người ta cúng hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay cúng ly cà phê. Thông tường Thần Tài người Hoa kính trọng và khấn vái nhiều, thì trái lại người Việt luôn luôn khấn vái Ông Địa. Vào ngày Tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về hoặc bàn thờ cũ hay bị hư cũng được thay thế bàn thờ mới. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và  bàn thờ Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
    Nhìn vào cấu trúc bàn thờ Thần Tài - Ông Địa đúng cách, từ ngoài nhìn vào ta thấy dán trên vách 1 tấm Bài vị là 1 tấm màu đỏ được viết bằng mực nhũ kim với nội dung “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần”. Bên trái là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy, 3 hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải chọn ngày và theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, nguời ta dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền. Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả ”, lọ hoa bên tay phải - thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền…. đĩa trái cây bên tay trái - nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Cúng 5 chén nước chứ không phải 3 chén cũng vì tượng trưng cho 5 ông Thần tài và 5 ông Địa đã nói ở trên.
    Ông Cóc (hình tượng rất đặc trưng văn hóa Việt) để bên trái, lưu ý là sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào trong với mong muốn tiền của không bị trôi đi.  Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước (làm Minh Đường Tụ Thủy) – một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi. Trong miền Nam khi cúng Thần Tài – Ông Địa, thường cúng kèm theo một đĩa tỏi có 5 củ tươi nguyên đẹp đẽ hay nhiều khi là cả một bó tỏi . Họ cho rằng tỏi giúp cho ông Địa có phương tiện để bài trừ ”các đạo chích vong binh” ám muội vì người âm cũng có người tốt kẻ xấu như thường giống người dương mình vậy. Ngoài ra, họ dùng bó tỏi đó để phòng chống các Tà sư làm ác, phá hoại bàn thờ nhà người ta bằng Bùa, Ngải . Tỏi có tác dụng tránh được điều đó (vì người luyện Bùa, Ngải thường kiêng ăn Ngũ Vị Tân : Hành , Hẹ, Tỏi, nén, Kiệu).
    Trên nóc bàn thờ Thần Tài - Ông Địa, người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các câu chú Phạn tự (tượng trưng cho cơ quan chủ quản các Thần). Mục đích là để có sự quản lý, không cho các vị Thần làm điều sai trái.
    Thổ Công hay Thổ Địa là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam cai quản một vùng đất đai. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá". Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai như : xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt…... thì người Việt đều phải cúng vị thần này. Với người Hoa, Thổ Địa cũng là một trong các vị thần Tài. Do ngày xưa, nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đai cùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải, tài sản chủ yếu ngày xưa nên thần Đất cũng là 1 thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài là do thuyết ngũ hành tương sinh : Thổ sinh Kim (đất sinh vàng bạc)… Có lẽ vì lý do đó mà đến tận bây giờ, Thần Tài và Ông Địa (Thổ Địa) vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ở khắp nơi, từ văn phòng công ty lớn – nhỏ, cửa hàng bán lẻ, tư gia .......vv….Người Hoa sang VN làm nghề buôn bán trở nên giàu có, mỗi nhà người Hoa đều có thờ Ông Địa - Thần tài nên người Việt thấy vậy bắt chuớc theo. Theo tín ngưỡng dân gian, Ông Địa - Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên nhất là gia đình mua bán hay kinh doanh đều phải có bàn thờ Ông Địa - Thần Tài.Ông Địa - Thần tài được người Hoa truyền cho dân Việt.

    Thờ cúng Thần Tài - Ông Địa có 4 đặc tính lưu ý như sau đây:

    1. Tuy thờ cúng, bàn thờ để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin. Nhiều lần thấy rất Linh diệu
    2. Khi cúng Thần Tài - Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ, nhưng có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt. Thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi…. Nếu ở Sài Gòn, nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài - Ông Địa, người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương - Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt). Thứ tiền này không có bán ở miền Bắc.
    3. Cách thắp nhang : Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.
    4. Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn.
    Tags: bàn thờ ông địa, ban tho ong dia, bàn thờ ông địa đẹp, bàn thờ ông địa thần tài, bàn thờ gia tiênban tho gia tien

    Đồ đồng Việt Dovi

    Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

     
    Design by dothocungviet.com | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi , Sửa bếp từ tại nhà , Sửa bếp từ tại hà nội , Sửa bếp điện từ , sua bep tu