Đồ đồng Việt Dovi

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Mẫu bàn thờ gia tiên và phong tục thờ cúng

Phong tục thờ cúng gia tiên tồn tại trong dân gian Việt Nam từ bao đời nay. Trong tâm thức mỗi người con Việt Nam, bàn thờ là nới tưởng nhớ cội nguồn, là cách để con cháu thể hiện lòng thành kính sâu sắc tới tổ tiên của mình.

Với đạo lý uống nước nhớ nguồn nên thờ cúng tổ tiên thành cẩn là xuất phát từ lòng hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người ngay từ lúc còn thơ bé:
Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Có cha có mẹ rồi sau có mình
Phong tục thờ cúng gia tiên đã tồn tại trong dân gian Việt Nam từ bao đời nay. Trong tâm thức mỗi người con Việt Nam, bàn thờ gia tiên là nới tưởng nhớ cội nguồn, là cách để con cháu thể hiện lòng thành kính sâu sắc tới tổ tiên của mình. Đồ đồng DOVI xin chia sẻ một số ý kiến tham khảo về bàn thờ và cách bài trí đồ vật trên bàn thờ sao cho phù hợp.

Đồ vật trên ban thờ:
+ Quan trọng nhất của bàn thờ là bát hương. Nó được ví như ngôi nhà để các cụ trong gia đình đi về vậy. Bát hương trên bàn thờ có nhiều cách đặt và thờ khác nhau, nhưng theo cổ lễ thì bát hương trên ban thờ thường ứng với các số lẻ. Trong bát hương nên dùng tro sạch đốt từ rơm rạ thơm phủ đầy lòng bát hương. Quan trọng nhất trong bát hương là cốt bát hương: nó gồm một túi giấy nhỏ có ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất và những câu thần chú, chỉ ngũ sắc được thầy pháp thụ lý vào và coi như sổ đỏ của người trần giới vậy.
+ Rồi đến thần chủ (cũng gọi là bài vị) trong nhà thờ đại tông cũng như nhà thờ tư chi là “bách thế bất dao chi chủ” nghĩa là bất di bất dịch với tính cách vĩnh cửu. Bài vị bao giờ cũng làm bằng gỗ bạch đàn trắng viết chữ lên thì rất dễ trông, lại thơm được coi là tôn quý, thích hợp với việc thờ phụng
+ Phần nhiều nhà, thờ gia tiên, có cỗ kỷ để trong cùng. Kỷ là cái ghế ngồi, tượng trưng cho sự hiển hiện, ngự giám của người đã khuất. Bàn thờ kê kỷ và bày cỗ cúng cũng không được sơn son mà chỉ sơn then hay cánh gián thếp chỉ bạc, trừ hương án cao ở mặt tiền được sơn son thếp bạc thếp vàng.
+ Trên giữa hương án là bát hương công đồng, phía sau là chiếc mâm bồng để bày ngũ quả hoặc chiếc tam sơn để nước và hoa.
+ Hai bên bát hương là hai chiếc đài lớn để cơi trầu và nậm rượu. Phía ngoài đằng trước để bộ đồ tam sự hay ngũ sự, hay thất sự bằng đồng; tam sự là một cái đỉnh và hai cây cắm nến, ngũ sự thì thêm hai cây để đĩa dầu thắp đèn, thất sự thì thêm một ống hạp hương để đựng trầm với một ống cắm đôi đũa và một dụng cụ đều bằng đồng để đốt trầm. Hai cây đèn bộ đồ thất sự để hai góc trong trên hương án.
Giá đèn nến: thường bằng đồng hoặc gỗ, tốt nhất là đồng. Cây vàng khối: là vàng mã có đủ 5 màu dành cho bàn thờ gia tiên nên dùng màu xanh, đỏ, mua về bọc băng dính lại cẩn thận (băng dính trắng để thờ được lâu) và cây đặt bên trái bát hương (tính theo hướng bàn thờ) phải cao hơn cây bên phải vì: Tả Thanh Long - Hữu bạch Hổ - có câu ca rằng: Thà cho Long cao ngàn trượng chứ không để hổ ngẩng cao đầu.
Lọ lộc bình: Thường thờ 1 lọ để cắm hoa vào ngày mùng 1 và rằm, ngày thường để không, nên xưa gọi là Độc bình. Nay người hiện đại mua 2 lọ thờ đối xứng là không đúng, 02 lọ mua chỉ để chơi trong nhà ko được đặt lên ban thờ. Lọ lộc bình  thường đặt bên tay trái - hướng đông - theo quan niệm: đông bình tây quả.
Khay cốc đựng nước thờ: nước thanh tịnh được thay vào mỗi lần thắp hương: nén nhang chén nước.
Lọ đựng hương: đặt bên phải bàn thờ, làm bằng gốm...
Tùy theo kinh tế của gia chủ mà có những vật thờ khác nhau nhưng nhất thiết trên ban thờ phải đảm bảo 05 yếu tố: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Kích thước bàn thờ:
Bàn thờ gia tiên không phải thích đặt kích thước bao nhiêu thì đặt mà phải tùy vào gia chủ định chọn chữ gì để đặt cho bàn thờ nhà mình, nhưng phải theo sách xưa là kích thước mặt bàn thờ và vị trí đáy bàn thờ xuống đến đất phải theo kích thước Lỗ Ban. Trên thước Lỗ Ban có các kích thước rộng hẹp khác nhau tương ứng với những cung chữ trên đó như: Linh, sinh khí, phúc, an ấm hay họa hại, ngũ quỷ, lục sát...tất nhiên phải chọn cung cát như. Phúc lộc, gia đinh, tài vượng, sinh khí, thiên y thì con cháu sẽ hưởng.
Về vị trí đặt bàn thờ:
Với người Việt, trong mỗi khuôn viên bao giờ cũng có một ngôi nhà chính dùng vào việc quan trọng nhất là thờ phụng, chính phía trong của gian giữa bao giờ cũng được dành làm nơi thờ, đây là trung tâm của nội thất, chỗ trang trọng nhất, các sinh hoạt khác có diễn ra ở gian bên cũng đều hướng về đấy. Bàn thờ Tổ tiên của người Việt cũng đa phần hướng Nam, hàm ý con cháu tôn vinh Tổ tiên là những bậc hiền tài theo tinh thần Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ (Bậc thánh nhân ngồi ngoảnh mặt hướng Nam mà nghe thiên hạ tâu bày), và theo đạo Phật thì hướng nam là nơi của Bát Nhã, tức là trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí. Tuy nhiên, cũng có quan điểm đặt bàn thờ hướng tây vì cho rằng hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an tọa.
Nhưng phải nhất nhất theo nhưng nguyên tắc chung:
Thứ nhất: Không được lộ thiên, tức là phía trên, phía sau bàn thờ có cửa sổ hoặc cửa chính đi hoặc trên nóc bàn thờ có ống thông gió.
Thứ nữa, bàn thờ tối kị để các vật nặng như đầu dư nhà hay các vật sắc nhọn như: góc tủ, góc cánh cửa chọc thẳng vào mặt bàn thờ hoặc đầu hồi của nhà hàng xóm chĩa vào.
Phải tránh những nơi bẩn tạp như nhà tắm, nhà vệ sinh, hay giường ngủ của vợ chồng. Nếu tầng dưới đặt bàn thờ thì tầng trên cũng không được đặt bếp hoặc phòng ngủ, nhà tắm nhà vệ sinh.
Về chất liệu gỗ làm bàn thờ:
Bàn thờ đựơc sử dụng chủ yếu là gỗ Mít, Vàng Tâm, Thị, hay Dổi. Nhiều nhất vẫn là gỗ Mít, Vàng tâm:

Bàn thờ gia tiên hay bất kì bàn thờ nào cũng vậy tùy những điều kiện và thời kì khác nhau thì giá trị vật chất của những vật thờ khác nhau nhưng một bàn thờ đúng luôn phải tuân thủ những quy định trên. Đó là một bộ phận trong không gian gia đình, nó tham gia vào nội thất với tính chất trang nghiêm, tôn kính và thẩm mỹ. Mỗi gia đình tuỳ không gian cho phép, tuỳ tương quan với tiện nghi sinh hoạt khác có thể làm những bàn thờ thích hợp và đồ tế khí phù hợp, làm sao cái đẹp ở đây phải đảm bảo văn hóa cả chiều sâu tâm linh và mặt bằng mỹ thuật.
Bàn thờ ấy luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn” vừa nhân bản vừa vun đắp truyền thống, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và về cách dạy con cháu.
Tagscúng gia tiêncung gia tien, hóa chân hương, hoa chan nhang, nghi thuc le gia tien, không gian thờ, khong gian tho, lập bàn thờ, lap ban tho, tho cung gia tien the nao cho dung, văn cúng gia tiên, van cung gia tien, bài cúng gia tiên,  bai cung gia tien, tho cung gia tien, văn khấn gia tiên, van khan gia tien, bài khấn gia tiên, bai khan gia tien, bàn thờ gia tiên, ban tho gia tien

Đăng nhận xét

Đồ đồng Việt Dovi

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by dothocungviet.com | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi , Sửa bếp từ tại nhà , Sửa bếp từ tại hà nội , Sửa bếp điện từ , sua bep tu