Đồ đồng Việt Dovi

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Lựa chọn mẫu tủ thờ gia tiên cho phòng thờ

Văn hóa thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa đặc trưng của người việt nam, nó thể hiện được nét đẹp văn hóa, nét đẹp trong phong tục tập quán của người việt nam qua nhiều giai đoạn và nhiều biến cố trong lịch sử. Bởi vậy, rất nhiều các gia đình đều rất phân vân không biết nên chọn những bộ tủ thờ như thế nào cho hợp với phong thủy gia đình?...

Chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý nhỏ giúp các bạn có được những lựa chọn phù hợp dành cho bàn thờ gia tiên hợp với phong thủy của gia đình bạn:
Thứ nhất: Nên chọn những cơ sở sản xuất uy tín và đặt sản xuất thay vì chọn mua tại các cửa hàng, nhằm tiết kiệm chi phí cho bên thứ 3 và bạn có thể tới tận xưởng sản xuất để xem chất liệu gỗ khi chưa phun sơn.
Thứ hai: Nên xem nhu cầu xử dụng tủ thờ như thế nào, đa phần khi đặt thiết kế tủ thờ các gia đình đều muốn xử dụng lâu dài một phần vì kiêng kỵ việc đụng chạm tới các vật thờ cúng, và cũng muốn tiết kiệm chi phí khi không phải thay quá nhiều lần tủ thờ cho một đời xử dụng.
Thứ ba: Các loại gỗ thường được sử dụng cho việc thiết kế tủ thờ là gỗ gụ, gỗ hương và gỗ mít, hai loại gỗ này đảm bảo độ bền tuyệt đối với thời gian xử dụng hàng trăm năm. Ngoài ra có một số gia đình đặt thiết kế bằng gỗ xoan đào, gỗ lim..vv
Vì sao nên chọn chất liệu gỗ cho bàn thờ gia tiên?
Gỗ là chất liệu phổ biến thường được lựa chọn dành cho tủ thờ gia tiên
* Gỗ luôn là vật liệu gợi đến sự mộc mạc, gần gũi, thân thiện, tự nhiên và hướng về những giá trị truyền thống, xưa cũ. Chính vì lẽ đó, trong phòng thờ trang trọng và tôn nghiêm, các tủ thờ, bàn nước, kệ thường được gia chủ lựa chọn vật liệu gỗ.
* Những tủ gỗ với gam màu nhã nhặn như trắng, cam, nâu, đen, được chạm khắc hoa văn nhẹ nhàng vừa có tác dụng lưu trữ, vừa là điểm nhấn nhã nhặn mang lại nét tôn nghiêm cho những căn phòng thờ. Có rất nhiều kiểu tủ gỗ dành riêng cho phòng thờ mà gia chủ có thể xem xét cho phù hợp với phòng thờ nhà mình, từ tủ âm tường, kệ rời, cho đến tủ hai trong một.
Màu sắc của tủ thờ cũng thường được chọn thật kỹ để hài hòa với màu sắc tường, trần, sàn phòng thờ, khiến căn phòng giữ được nét trang trọng cần thiết, nhưng vẫn phù hợp với kiến trúc và nội thất tổng thể của ngôi nhà.
Thứ tư: Kích thước cần được đo chính xác và nên tham khảo đợn vị thiết kế về kích thước tiêu chuẩn sao cho thật cân đối với mẫu tủ thờ.

Cách chọn hướng đặt bàn thờ – tủ thờ:
- Không đặt bàn thờ sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.
– Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
– Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam.
– Không đặt bàn thờ ở Tây Nam nhìn hướng Đông Bắc.
– Không đặt bàn thờ ở Đông Bắc nhìn hướng Tây Nam.
– Không đặt bàn thờ ở hướng Đông, Đông Nam nhìn hướng Tây.– Không đặt bàn thờ trên nóc tủ.
– Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.
– Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau.
– Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ hung. Tuy nhiên, bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà.
– Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.
– Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.
Trên đây là những điểm đặc thù riêng của nội thất phòng thờ thiên nhiều về phong thuỷ, không chỉ là thiết kế kiến trúc mà còn là phần tâm linh của con người, chỉ vài nét tinh tế và lưu tâm khi thực hiện, bạn sẽ có được một phòng thờ đẹp và đúng mực. Chúc bạn thành công!
Tagsmẫu bàn thờ gia tiênmau ban tho gia tien, hình ảnh bàn thờ gia tiên, hinh anh ban tho gia tien dep, bàn thờ gia tiên hiện đại, mẫu tủ thờ gia tiên, bàn thờ gia tiên đẹp, mẫu bàn thờ gia tiên đẹp, mẫu nhà thờ gia tiên,cúng gia tiên, cung gia tien, hóa chân hương, nghi thuc le gia tien, không gian thờ, lập bàn thờ, lap ban tho, tho cung gia tien the nao cho dung, văn cúng gia tiên, van cung gia tien, bài cúng gia tiên, tho cung gia tien, văn khấn gia tiên, van khan gia tien, bàn thờ gia tiên, ban tho gia tien

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Bàn thờ gia tiên hiện đại

Trong phong thủy của một ngôi nhà, không gian thờ cúng luôn được coi trọng như một quy định bất thành văn.


Nhất vị nhị hướng
Bàn thờ gia tiên cũng tuân theo nguyên tắc phong thủy nhất định giống như các không gian quan trọng khác trong nhà là “nhất vị nhị hướng”. Với một không gian mang tính chất tâm linh như ban thờ thì lại càng cần thiết phải hội đủ cả hai yếu tố là “tọa cát” và “hướng cát” (đặt tại vị trí đẹp trang trọng, phía hướng trước mặt bàn thờ sao cho đón được năng lượng tốt lành và tránh luồng năng lượng xấu)

Trong thiết kế hiện đại (nên lựa mua bàn thờ theo mẫu hiện đại), việc bố trí bàn thờ có vẻ đơn giản hơn tùy thuộc vào điều kiện sống của gia chủ. Thế nhưng gia chủ cũng nên lưu ý những điều kiêng kị để tránh ảnh hưởng xấu tới phong thuỷ. Ví dụ, bàn thờ tối kị xú uế nên không được nhìn thẳng hay đặt phía dưới WC, bàn thờ cũng không được dựa lưng vào WC hay bếp đun.Nếu nhà rộng thì nên mua bàn thờ kích thước lớn cho phù hợp và nên bố trí ban thờ ở một phòng riêng, gọi là phòng thờ để tạo không gian “nghi tĩnh bất nghi động” tức là sự yên tĩnh, không ồn ào. Phòng thờ đặt tầng trên cùng là tốt nhất, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên, phía trước bàn thờ là các gian trang trọng, phía sau là cầu thang và không gian phụ như sân phơi, kho.
Trường hợp không có phòng riêng thì có thể bố trí trong phòng sinh hoạt chung hoặc phòng khách, không nên bố trí ở phòng ngủ hay phòng bếp, phòng ăn. Khi bố trí bàn thờ không được gần các nút giao thông trong nhà, không được đặt dưới gầm cầu thang hay áp sát vào gầm cầu thang. Bàn thờ cũng không được tọa ở cửa sổ hay phía trên cửa sổ (tức là sau lưng bàn thờ không được bố trí cửa sổ hoặc dưới gầm bàn thờ không được bố trí cửa sổ, cửa ra vào).
Cách bày biện bàn thờ
Theo phong thủy mẫu bàn thờ gia tiên thì ban thờ nên có độ cao tỷ lệ với người trong gia đình, tránh làm quá cao (phải leo trèo thiếu an toàn) hoặc quá thấp (dễ bị va chạm và thiếu tôn nghiêm).
Trường hợp có nhiều tầng thờ thì xếp đặt theo thứ tự từ cao xuống thấp theo ngôi thứ. Tủ thờ thường có phần dưới và bên hông là tủ chứa đồ (gia phả, lịch giỗ kỵ, vàng mã hương đèn…). Nếu bệ thờ làm theo kiểu tấm đan bê tông thì cũng nên kê một tủ nhỏ hay bàn vào khoảng trống bên dưới để thuận tiện sắp xếp vật dụng vào dịp có giỗ tết. Bài trí bàn thờ phải nghiêm trang nhưng không u tịch, bởi vì nhà ở gia đình (tính chất Dương) không bao giờ là một ngôi chùa hay đền – miếu – phủ – am (thiên về tính Âm, là “vãng sinh đường” cho khách thập phương).
Theo các chuyên gia Phong thủy, kích thước bàn thờ nên theo những kích thước đẹp trên thước Lỗ Ban (cả phần kích thước dương trạch và âm trạch) thì đã đạt yêu cầu. Tránh làm bàn thờ theo lối trang trí loè loẹt. Về màu sắc, không gian thờ cúng phải thể hiện được sự tôn nghiêm với những màu thâm trầm làm chủ đạo như nâu, vàng kem, màu gỗ và màu của những bức sơn mài, hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng…
dothocungviet.com chuyên cung cấp các vật phẩm phong thủy và thờ cúng. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng lựa chọn những sản phẩm tốt nhất.
Tagsmẫu bàn thờ gia tiênmau ban tho gia tien, hình ảnh bàn thờ gia tiên, hinh anh ban tho gia tien dep, bàn thờ gia tiên hiện đại, mẫu tủ thờ gia tiên, bàn thờ gia tiên đẹp, mẫu bàn thờ gia tiên đẹp, mẫu nhà thờ gia tiên,cúng gia tiên, cung gia tien, hóa chân hương, nghi thuc le gia tien, không gian thờ, lập bàn thờ, lap ban tho, tho cung gia tien the nao cho dung, văn cúng gia tiên, van cung gia tien, bài cúng gia tiên, tho cung gia tien, văn khấn gia tiên, van khan gia tien, bàn thờ gia tiên, ban tho gia tien

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Hình ảnh bàn thờ gia tiên Tết Việt

Trong văn hóa của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng, hầu hết trong mỗi gia đình đều có một bàn thờ là bàn thờ thần linh và tổ tiên. Ngay trong kiến trúc hiện đại cũng luôn có một không gian hợp lý cho bàn thờ, bởi đó là một góc tâm linh đẹp của người Việt.

Bố trí, sắp đặt cũng như chăm chút ban thờ gia tiên vừa là để con cháu thể hiện lòng hiếu kính và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên Đồng thời bàn thờ có một vị trí rất quan trọng trong phong thủy dương trạch.

Nguyên tắc cơ bản dành cho bàn thờ
• Vị trí đặt bàn thờ gia tiên phải là vị trí có điểm tựa vững chãi.
• Không nên bố trí tại phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp.
• Bàn thờ cần yên tĩnh, nên không đặt gần các nút giao thông trong nhà.
• không đặt chân cầu thang,
• Không đặt phía trên cửa sổ
• Sau lưng bàn thờ không bố trí cửa sổ
• Dưới gầm không bố trí cửa sổ hay cửa ra vào.
• Bàn thờ không đặt thẳng cửa chính, cửa sổ khiến gió thổi xộc vào, nếu phạm phải có bình phong chắn gió…
Nguyên tắc “ Tọa cát – hướng cát”
• Về “ hướng cát” đó về bản chất vẫn chỉ là xét về Thực khí – Dương khí mà thôi.
• Thực khí phải dụng hướng mà hấp thụ
Đồng thời nó phụ thuộc vào nhân khí - cơ địa của người ở
• Thực khí là khí vốn đi nổi trên mặt đất, biến đổi linh hoạt không ngừng
• Phong thủy lấy Bát khí : Sinh khí, Diên niên, Thiên y, Phục vị, Tuyệt mạng, Lục sát, Họa hại, Ngũ quỷ
• Để tượng trưng cho Thực khí.
• Hướng của bàn thờ là hướng của đường thẳng đi qua tâm và vuông góc với mặt bàn thờ
• Hướng của bàn thờ theo bát trạch nên bố trí tại tứ cát:
+ Sinh Khí, Thiên Y,
+ Diên Niên, Phục Vị.
Chọn vị trí bàn thờ
• Bàn thờ gia tiên là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình.
• Vì thế nó thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà.

Nguyên tắc bài trí bàn thờ
• Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú)
• Trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ)
• Ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải.
• Lễ vật dâng cúng thường bao gồm:
• Mâm ngũ quả
• Một bình hoa lớn
• Vài bộ quần áo.
• Giấy tiền vàng mã .
• 3 cái chung và bình trà
• 3 cái ly và bình rượu.
• Khi bài trí cần chú ý bày đặt các lễ vật cũng như trang hoàng ban thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên.
• Trường hợp chỉ có bát hương thần linh thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Đông bình tây quả.
Trên đây là một số ý kiến chia sẻ về cách thờ cúng và bài trí đồ vật trên bàn thờ gia tiên, hi vọng với những chia sẻ trên sẽ hữu ích đối với độc giả.
*** Bài liên quan: Lựa chọn mẫu tủ thờ gia tiên cho phòng thờ
Tagscúng gia tiêncung gia tien, hóa chân hương, hoa chan nhang, nghi thuc le gia tien, không gian thờ, khong gian tho, lập bàn thờ, lap ban tho, tho cung gia tien the nao cho dung, văn cúng gia tiên, van cung gia tien, bài cúng gia tiên,  bai cung gia tien, tho cung gia tien, văn khấn gia tiên, van khan gia tien, bài khấn gia tiên, bai khan gia tien, bàn thờ gia tiên, ban tho gia tien

Mẫu bàn thờ gia tiên và phong tục thờ cúng

Phong tục thờ cúng gia tiên tồn tại trong dân gian Việt Nam từ bao đời nay. Trong tâm thức mỗi người con Việt Nam, bàn thờ là nới tưởng nhớ cội nguồn, là cách để con cháu thể hiện lòng thành kính sâu sắc tới tổ tiên của mình.

Với đạo lý uống nước nhớ nguồn nên thờ cúng tổ tiên thành cẩn là xuất phát từ lòng hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người ngay từ lúc còn thơ bé:
Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Có cha có mẹ rồi sau có mình
Phong tục thờ cúng gia tiên đã tồn tại trong dân gian Việt Nam từ bao đời nay. Trong tâm thức mỗi người con Việt Nam, bàn thờ gia tiên là nới tưởng nhớ cội nguồn, là cách để con cháu thể hiện lòng thành kính sâu sắc tới tổ tiên của mình. Đồ đồng DOVI xin chia sẻ một số ý kiến tham khảo về bàn thờ và cách bài trí đồ vật trên bàn thờ sao cho phù hợp.

Đồ vật trên ban thờ:
+ Quan trọng nhất của bàn thờ là bát hương. Nó được ví như ngôi nhà để các cụ trong gia đình đi về vậy. Bát hương trên bàn thờ có nhiều cách đặt và thờ khác nhau, nhưng theo cổ lễ thì bát hương trên ban thờ thường ứng với các số lẻ. Trong bát hương nên dùng tro sạch đốt từ rơm rạ thơm phủ đầy lòng bát hương. Quan trọng nhất trong bát hương là cốt bát hương: nó gồm một túi giấy nhỏ có ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất và những câu thần chú, chỉ ngũ sắc được thầy pháp thụ lý vào và coi như sổ đỏ của người trần giới vậy.
+ Rồi đến thần chủ (cũng gọi là bài vị) trong nhà thờ đại tông cũng như nhà thờ tư chi là “bách thế bất dao chi chủ” nghĩa là bất di bất dịch với tính cách vĩnh cửu. Bài vị bao giờ cũng làm bằng gỗ bạch đàn trắng viết chữ lên thì rất dễ trông, lại thơm được coi là tôn quý, thích hợp với việc thờ phụng
+ Phần nhiều nhà, thờ gia tiên, có cỗ kỷ để trong cùng. Kỷ là cái ghế ngồi, tượng trưng cho sự hiển hiện, ngự giám của người đã khuất. Bàn thờ kê kỷ và bày cỗ cúng cũng không được sơn son mà chỉ sơn then hay cánh gián thếp chỉ bạc, trừ hương án cao ở mặt tiền được sơn son thếp bạc thếp vàng.
+ Trên giữa hương án là bát hương công đồng, phía sau là chiếc mâm bồng để bày ngũ quả hoặc chiếc tam sơn để nước và hoa.
+ Hai bên bát hương là hai chiếc đài lớn để cơi trầu và nậm rượu. Phía ngoài đằng trước để bộ đồ tam sự hay ngũ sự, hay thất sự bằng đồng; tam sự là một cái đỉnh và hai cây cắm nến, ngũ sự thì thêm hai cây để đĩa dầu thắp đèn, thất sự thì thêm một ống hạp hương để đựng trầm với một ống cắm đôi đũa và một dụng cụ đều bằng đồng để đốt trầm. Hai cây đèn bộ đồ thất sự để hai góc trong trên hương án.
Giá đèn nến: thường bằng đồng hoặc gỗ, tốt nhất là đồng. Cây vàng khối: là vàng mã có đủ 5 màu dành cho bàn thờ gia tiên nên dùng màu xanh, đỏ, mua về bọc băng dính lại cẩn thận (băng dính trắng để thờ được lâu) và cây đặt bên trái bát hương (tính theo hướng bàn thờ) phải cao hơn cây bên phải vì: Tả Thanh Long - Hữu bạch Hổ - có câu ca rằng: Thà cho Long cao ngàn trượng chứ không để hổ ngẩng cao đầu.
Lọ lộc bình: Thường thờ 1 lọ để cắm hoa vào ngày mùng 1 và rằm, ngày thường để không, nên xưa gọi là Độc bình. Nay người hiện đại mua 2 lọ thờ đối xứng là không đúng, 02 lọ mua chỉ để chơi trong nhà ko được đặt lên ban thờ. Lọ lộc bình  thường đặt bên tay trái - hướng đông - theo quan niệm: đông bình tây quả.
Khay cốc đựng nước thờ: nước thanh tịnh được thay vào mỗi lần thắp hương: nén nhang chén nước.
Lọ đựng hương: đặt bên phải bàn thờ, làm bằng gốm...
Tùy theo kinh tế của gia chủ mà có những vật thờ khác nhau nhưng nhất thiết trên ban thờ phải đảm bảo 05 yếu tố: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Kích thước bàn thờ:
Bàn thờ gia tiên không phải thích đặt kích thước bao nhiêu thì đặt mà phải tùy vào gia chủ định chọn chữ gì để đặt cho bàn thờ nhà mình, nhưng phải theo sách xưa là kích thước mặt bàn thờ và vị trí đáy bàn thờ xuống đến đất phải theo kích thước Lỗ Ban. Trên thước Lỗ Ban có các kích thước rộng hẹp khác nhau tương ứng với những cung chữ trên đó như: Linh, sinh khí, phúc, an ấm hay họa hại, ngũ quỷ, lục sát...tất nhiên phải chọn cung cát như. Phúc lộc, gia đinh, tài vượng, sinh khí, thiên y thì con cháu sẽ hưởng.
Về vị trí đặt bàn thờ:
Với người Việt, trong mỗi khuôn viên bao giờ cũng có một ngôi nhà chính dùng vào việc quan trọng nhất là thờ phụng, chính phía trong của gian giữa bao giờ cũng được dành làm nơi thờ, đây là trung tâm của nội thất, chỗ trang trọng nhất, các sinh hoạt khác có diễn ra ở gian bên cũng đều hướng về đấy. Bàn thờ Tổ tiên của người Việt cũng đa phần hướng Nam, hàm ý con cháu tôn vinh Tổ tiên là những bậc hiền tài theo tinh thần Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ (Bậc thánh nhân ngồi ngoảnh mặt hướng Nam mà nghe thiên hạ tâu bày), và theo đạo Phật thì hướng nam là nơi của Bát Nhã, tức là trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí. Tuy nhiên, cũng có quan điểm đặt bàn thờ hướng tây vì cho rằng hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an tọa.
Nhưng phải nhất nhất theo nhưng nguyên tắc chung:
Thứ nhất: Không được lộ thiên, tức là phía trên, phía sau bàn thờ có cửa sổ hoặc cửa chính đi hoặc trên nóc bàn thờ có ống thông gió.
Thứ nữa, bàn thờ tối kị để các vật nặng như đầu dư nhà hay các vật sắc nhọn như: góc tủ, góc cánh cửa chọc thẳng vào mặt bàn thờ hoặc đầu hồi của nhà hàng xóm chĩa vào.
Phải tránh những nơi bẩn tạp như nhà tắm, nhà vệ sinh, hay giường ngủ của vợ chồng. Nếu tầng dưới đặt bàn thờ thì tầng trên cũng không được đặt bếp hoặc phòng ngủ, nhà tắm nhà vệ sinh.
Về chất liệu gỗ làm bàn thờ:
Bàn thờ đựơc sử dụng chủ yếu là gỗ Mít, Vàng Tâm, Thị, hay Dổi. Nhiều nhất vẫn là gỗ Mít, Vàng tâm:

Bàn thờ gia tiên hay bất kì bàn thờ nào cũng vậy tùy những điều kiện và thời kì khác nhau thì giá trị vật chất của những vật thờ khác nhau nhưng một bàn thờ đúng luôn phải tuân thủ những quy định trên. Đó là một bộ phận trong không gian gia đình, nó tham gia vào nội thất với tính chất trang nghiêm, tôn kính và thẩm mỹ. Mỗi gia đình tuỳ không gian cho phép, tuỳ tương quan với tiện nghi sinh hoạt khác có thể làm những bàn thờ thích hợp và đồ tế khí phù hợp, làm sao cái đẹp ở đây phải đảm bảo văn hóa cả chiều sâu tâm linh và mặt bằng mỹ thuật.
Bàn thờ ấy luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn” vừa nhân bản vừa vun đắp truyền thống, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và về cách dạy con cháu.
Tagscúng gia tiêncung gia tien, hóa chân hương, hoa chan nhang, nghi thuc le gia tien, không gian thờ, khong gian tho, lập bàn thờ, lap ban tho, tho cung gia tien the nao cho dung, văn cúng gia tiên, van cung gia tien, bài cúng gia tiên,  bai cung gia tien, tho cung gia tien, văn khấn gia tiên, van khan gia tien, bài khấn gia tiên, bai khan gia tien, bàn thờ gia tiên, ban tho gia tien

Văn khấn gia tiên cổ truyền

Ở Việt Nam, theo tục lệ xưa truyền lại từ bao đời nay, cứ vào ngày mồng Một, ngày Rằm hàng tháng và các ngày lễ tiết, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt…


Ý nghĩa:
Ở Việt Nam, theo tục lệ xưa truyền lại từ bao đời nay, cứ vào ngày mồng Một, ngày Rằm hàng tháng và các ngày lễ tiết, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt…
Sắm lễ:
Hương thơm, hoa tươi, trà, quả tươi, tiền thật, trầu, cau, đèn, nến, rượu, vàng mã… Một mâm cỗ mặn (nếu có), các vật phẩm đại diện cho các dịp lễ.  Bày biện trang trọng lên ban thờ.
Bài văn khấn gia tiên:
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ thần linh thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…..
(Bố đã mất: Hiển khảo; mẹ: Hiển tỷ; ông: Tổ khảo; bà: Tổ tỷ; Kỵ ông: Cao tằng tổ khảo; Kỵ bà: Cao tằng tổ tỷ; cụ ông: Tằng tổ khảo; cụ bà: Tằng tổ tỷ; anh em trai: Thệ huynh, Thệ đệ; chị em gái:Thệ tỷ, Thệ muội; cô gì, chú bác: Bá thúc cô di tỷ muội)
Tín chủ (chúng) con là: ………………………….................... .........................
Ngụ tại: …………………….......................... .......................................……….
Hôm nay là ngày .......... tháng .......... năm ........... gặp tiết.... (Nguyên tiêu rằm tháng giêng, Hàn thực mùng 3 tháng 3, Đoan ngọ mùng 5 tháng 5, Trung nguyên rằm tháng 7, Trung thu rằm tháng 8, ngày rằm, mồng một), tín chủ (chúng) con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên, thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời : Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Mọi người trong gia đình được bình an, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con kính mời Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ….., cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người trong gia đình được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc.
Tín chủ chúng con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hoà thuận.
Chúng con người trần mắt thịt nếu có mắc tội lỗi lầm, cúi xin lượng cả nhất tội nhất xá, vạn tội vạn tha, đại xá che chở chúng con hướng về chính đạo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ thần linh thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…

(Bố đã mất: Hiển khảo; mẹ: Hiển tỷ; ông: Tổ khảo; bà: Tổ tỷ; Kỵ ông: Cao tằng tổ khảo; Kỵ bà: Cao tằng tổ tỷ; cụ ông: Tằng tổ khảo; cụ bà: Tằng tổ tỷ; anh em trai: Thệ huynh, Thệ đệ; chị em gái:Thệ tỷ, Thệ muội; cô gì, chú bác: Bá thúc cô di tỷ muội)

Tín chủ (chúng) con là.........................................................................
Ngụ tại: ....................................................................................................
Hôm nay là ngày .......... tháng .......... năm ........... gặp tiết.... (Nguyên tiêu rằm tháng giêng, Hàn thực mùng 3 tháng 3, Đoan ngọ mùng 5 tháng 5, Trung nguyên rằm tháng 7, Trung thu rằm tháng 8, ngày rằm, mồng một), tín chủ (chúng) con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên, thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời : Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Mọi người trong gia đình được bình an, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con kính mời Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ….., cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người trong gia đình được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc.
Tín chủ chúng con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hoà thuận.
Chúng con người trần mắt thịt nếu có mắc tội lỗi lầm, cúi xin lượng cả nhất tội nhất xá, vạn tội vạn tha, đại xá che chở chúng con hướng về chính đạo. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Tags: cúng gia tiêncung gia tien, hóa chân hương, hoa chan nhang, nghi thuc le gia tien, không gian thờ, khong gian tho, lập bàn thờ, lap ban tho, tho cung gia tien the nao cho dung, văn cúng gia tiên, van cung gia tien, bài cúng gia tiên,  bai cung gia tien, tho cung gia tien, văn khấn gia tiên, van khan gia tien, bài khấn gia tiên, bai khan gia tien, bàn thờ gia tiên, ban tho gia tien

Không gian thờ cúng đúng phong thủy

Không gian thờ cúng đúng phong thủy chú trọng đến cách bố trí nhà cửa, đối với các nước phương Đông nói chung và với riêng người Việt ta thì việc thờ cúng gia tiên luôn được đặt lên hàng đầu, không gian thờ cũng sẽ tại vị trí trang trọng và đẹp đẽ nhất.

Trong tâm niệm về cách bố trí nhà cửa, đối với các nước phương Đông nói chung và với riêng người Việt ta thì việc thờ cúng gia tiên thế nào cho đúng luôn được đặt lên hàng đầu, không gian thờ cũng sẽ tại vị trí trang trọng và đẹp đẽ nhất.
Trong nhà ở dân gian, bàn thờ cố định tại Trung Cung (khu vực trung tâm của nhà). Bước vào cửa chính có thể gặp bàn thờ và bộ bàn ghế tiếp khách, là một xếp đặt quen thuộc, hài hòa với cấu trúc không gian nhà ở truyền thống vốn có hàng hiên và sân vườn bao bọc chung quanh. Còn nhà ở hiện đại với diện tích và cấu trúc không gian khác xưa, điều kiện sống và quan niệm trong sinh hoạt cũng có nhiều thay đổi, cách bố trí bàn thờ trở nên đa dạng hơn, và cũng có nhiều vấn đề ưu tư hơn.

Nhà phố hiện nay phổ biến cách đặt phòng thờ trên tầng thượng, vừa thoáng khí vừa có khoảng rộng sân thượng để tập trung nhiều người vào các dịp giỗ tết, giảm các va chạm trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng cũng có một số gia đình không muốn đưa bàn thờ gia tiên lên tầng cao với lý do: khó khăn cho người lớn tuổi khi chăm lo hương khói, quét dọn bàn thờ, và đặt lên cao quá sẽ có cảm giác xa cách.
Thực ra mỗi ngày một vài lần đi lên phòng thờ thì cũng như tập thể dục vậy thôi, đồng thời nên giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức hướng về tổ tiên, cả gia đình có thể thay phiên nhau hương khói chẳng hề nặng nhọc chút nào. Trường hợp nhà neo người, quá khó khăn hoặc nhà trệt, căn hộ chung cư… thì có thể gắn bàn thờ liền với không gian phòng khách nhưng phải có giải pháp thoát khói và chống ố vàng trên trần (như dùng tủ thờ có nóc, dùng tấm kính ngăn phía trên, bàn thờ kề cận cửa thông gió).
Đối với bàn thờ Thần Tài và Ông Địa nên đặt ngay tại lối vào chính và ở dưới đất vì việc thắp nhang, nhất là nhang thơm, có tác dụng xua đuổi không khí ẩm ướt, côn trùng vào những buổi sáng sớm hoặc chiều tối (là khoảng thời gian chuyển tiếp Âm Dương, ánh sáng nhá nhem, vi khuẩn nhiều và độ ẩm tăng) đồng thời theo tín ngưỡng dân gian thì như vậy sẽ “nghinh tiếp Thần Tài” được trực tiếp hơn. Bàn thờ Thiên thì hầu như là lộ thiên hoàn toàn, có thể từ đơn giản là một bệ đá, đến cầu kỳ hơn là một trang thờ có mái.

Sân thượng hoặc ban công trước là nơi phù hợp đặt bàn Thiên, cũng là một điểm thắp nhang để xua đuổi âm khí, tạo thêm một nét ấm áp cho sinh hoạt trong ngôi nhà Việt. Bàn thờ nên có độ cao tỷ lệ với người trong gia đình, tránh làm quá cao (phải leo trèo thiếu an toàn) hoặc quá thấp (dễ bị va chạm và thiếu tôn nghiêm). Trường hợp có nhiều tầng thờ thì xếp đặt theo thứ tự từ cao xuống thấp theo ngôi thứ. Tủ thờ thường có phần dưới và bên hông là tủ chứa đồ (gia phả, lịch giỗ kỵ, vàng mã hương đèn…). Nếu bệ thờ làm theo kiểu tấm đan bê tông thì cũng nên kê một tủ nhỏ hay bàn vào khoảng trống bên dưới để thuận tiện sắp xếp vật dụng vào dịp có giỗ tết. Phòng thờ có thể kết hợp với thư phòng, tiếp khách hay là nơi trà đàm, sinh hoạt gia đình trang trọng. Tránh bố trí chỗ ngủ hoặc nơi giải trí ồn ào chung với phòng thờ vì thiếu trang nghiêm và không phù hợp với tính chất trường khí của phòng thờ vốn thuộc Âm.
Bài trí bàn thờ phải nghiêm trong nhà ở luôn cần đặt yếu tố gần gũi và giáo dục truyền thống lên hàng đầu để kết nối các thế hệ và giữ vững gia phong nang nhưng không u tịch, bởi vì nhà ở gia đình (tính chất Dương) không bao giờ là một ngôi chùa hay đền – miếu – phủ – am (thiên về tính Âm, là “vãng sinh đường” cho khách thập phương). Không gian thờ cúng, không gian mang tính tâm linh trong nề nếp gia đình.
Như vậy tùy theo hoàn cảnh gia đình mà cách bài trí phòng thờ, bàn thờ có thể linh hoạt phù hợp trên tinh thần trang nghiêm, ít bị ảnh hưởng bởi các sinh hoạt khác. Trong ngôi nhà hiện đại – nhất là căn hộ chung cư – còn cần thêm sự giản dị và mỹ thuật, tránh làm bàn thờ theo lối trang trí lòe loẹt cầu kỳ.
Tags: cúng gia tiên, cung gia tien, hóa chân hương, hoa chan nhang, nghi thuc le gia tien, không gian thờ, khong gian tho, lập bàn thờ, lap ban tho, tho cung gia tien the nao cho dung, văn cúng gia tiên, van cung gia tien, bài cúng gia tiên,  bai cung gia tien, tho cung gia tien, văn khấn gia tiên, van khan gia tien, bài khấn gia tiên, bai khan gia tien, bàn thờ gia tiên, ban tho gia tien

12 điều đại kỵ khi lập bàn thờ theo phong thủy

Theo tục thờ cúng người Việt và theo phong thủy, nếu việc thờ cúng gia tiên không tốt, vị trí bàn thờ không phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí và sự may mắn của gia chủ.

Theo tục thờ cúng người Việt và theo phong thủy, nếu việc thờ cúng gia tiên không tốt, vị trí bàn thờ không phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí và sự may mắn của gia chủ. Do đó, cần phải tránh phạm phải những điều dưới đây:

12 điều đại kỵ khi lập bàn thờ gia tiên
1. Không đặt bàn thờ sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.
2. Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
3. Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam.
4. Không đặt bàn thờ ở Tây Nam nhìn hướng Đông Bắc.
5. Không đặt bàn thờ ở Đông Bắc nhìn hướng Tây Nam.
6. Không đặt bàn thờ ở hướng Đông, Đông Nam nhìn hướng Tây.
7. Không đặt bàn thờ trên nóc tủ.
8. Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.
9. Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau.
10. Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ hung. Tuy nhiên, bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà.
11. Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.
12. Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.
Tags: cúng gia tiêncung gia tien, hóa chân hương, hoa chan nhang, nghi thuc le gia tien, không gian thờ, khong gian tho, lập bàn thờ, lap ban tho, tho cung gia tien the nao cho dung, văn cúng gia tiên, van cung gia tien, bài cúng gia tiên,  bai cung gia tien, tho cung gia tien, văn khấn gia tiên, van khan gia tien, bài khấn gia tiên, bai khan gia tien, bàn thờ gia tiên, ban tho gia tien

Nghi thức lễ gia tiên theo phong tục người Việt

Lễ gia tiên là một nghi thức quan trọng và không thể thiếu trong lễ hỏi của người Việt Nam. Đây là nghi thức văn hóa, báo cáo trước bàn thờ tổ tiên về việc con cháu đi lấy chồng hoặc đón cô dâu mới về nhà và được coi như lễ ra mắt của cô dâu chú rể đối gia đình nhà chồng, vợ. Trong ngày cưới, cô dâu chú rể thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, để tỏ lòng nhớ tới những dòng tộc, nghi lễ này phải tiến hành ở cả hai gia đình nhà trai và nhà gái.

Lễ cúng gia tiên là một nghi thức quan trọng và không thể thiếu trong lễ hỏi của người Việt Nam. Đây là nghi thức văn hóa, báo cáo trước bàn thờ tổ tiên về việc con cháu đi lấy chồng hoặc đón cô dâu mới về nhà và được coi như lễ ra mắt của cô dâu chú rể đối gia đình nhà chồng, vợ. Trong ngày cưới, cô dâu chú rể thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, để tỏ lòng nhớ tới những dòng tộc, nghi lễ này phải tiến hành ở cả hai gia đình nhà trai và nhà gái.
1. Thời điểm lễ gia tiên
- Trong ngày cưới, nghi thức này tiến hành ở cả lễ ăn hỏi và lễ cưới.
- Với đám hỏi, lễ gia tiên chỉ diễn ra tại nhà gái, khi đó cô dâu chú rể sẽ thắp hương ở bàn thờ nhà gái. Tới ngày cưới, lễ gia tiên sẽ tiến hành ở cả hai gia đình.
- Trong cả lễ ăn hỏi và lễ cưới, nghi thức gia tiên thường diễn ra cuối cùng, sau khi nhà trai và nhà gái đã thưa chuyện xong cũng như đồng ý về việc cưới hỏi.
2. Lễ vật không thể thiếu trên bàn gia tiên

Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những cách sắp xếp và trang trí bàn thờ gia tiên khác nhau nhưng nhìn chung, một bàn lễ gia tiên ngày cưới cần phải được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ, bàn lễ có thể được phủ vải đỏ, treo chữ hỷ hay câu đối về ngày cưới để thêm phần trang trọng nhưng cần có đủ: lư đồng, bát nhang, trà, rượu, nhang thơm…
Bên cạnh đó, vẫn có những điểm khác biệt trong cách bài trí bàn lễ gia tiên giữa các vùng miền khác nhau, tuy không nhiều nhưng cần sự quan tâm, lưu ý.
Miền Bắc: Bàn thờ cho lễ gia tiên là bàn thờ chính của gia đình, trước buổi lễ cần dọn dẹp sạch sẽ, có thể phủ thêm vải đỏ và câu đối. Trên bàn thờ phải có một mâm ngũ quả, có thể kết hình long phụng cho thêm phần long trọng, hoa tươi – thường là hoa lay ơn, một con gà luộc mổ moi và một đĩa xôi gấc đỏ. Ngoài ra, khi nhà trai rước được cô dâu về nhà, sẽ mang một phần mâm quả của tráp xin dâu, thường gọi là mâm lại quả và không có trầu cau, rượu, về sẽ thắp hương trên bàn thờ.
Miền Trung: Lễ cưới hỏi của người miền Trung thường đơn giản, không cầu kỳ với quan niệm “trọng lễ nghi khi tài vật”. Thường bàn lễ gia tiên được chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận, mâm lễ cúng sẽ có đầy đủ trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng và không thể thiếu bánh phu thê. Đàng trai nếu khá giả thì mâm lễ sẽ có thêm bánh kem và bánh dẻo chứ không cúng heo quay như nhiều nơi.
Miền Nam: Với người miền Nam, lễ cưới là một dịp vô cùng quan trọng, yếu tố thẩm mỹ và lễ nghi đều được đặt lên cao. Thường các gia đình sẽ lập một bàn thờ giả ngay tại phòng khách rộng rãi nhất để đảm bảo được sự trang trọng. Bàn thờ gia tiên sẽ được treo phông đỏ, treo chữ hỷ và câu đối, cặp lư đồng đã được đánh bóng kỹ trước đó, cặp mâm quả hình long phụng kết tỉ mỉ, bình hoa lớn. Trên bàn thờ cũng có thể để ảnh tổ tiên, ông bà hoặc có thể bỏ trống, bày sẵn mâm ngũ quả, gà luộc hoặc cầu kỳ hơn, có thể đặt mâm trái cây hình long phụng để bàn thờ thêm đẹp mắt.
Lễ gia tiên miền Nam còn đặc biệt ở chỗ không thể thiếu một phụ kiện cưới, đó là cặp đèn cầy lớn khắc hình long phụng. Nhà trai sẽ chuẩn bị đôi đèn cầy này đặt trong mâm tráp đem qua nhà gái, nhà gái sẽ chuẩn bị sẵn một cặp chân nến và thắp trên bàn thờ tổ tiên trong ngày đón dâu. Để chân và đèn cầy khớp nhau, hai nhà nên thống nhất trước kích cỡ, để khi làm lễ gia tiên không mắc phải những điều sai sót. Theo quan niệm tâm linh của người miền Nam, khi thắp đèn cầy (nến) trên bàn thờ như vậy, tình yêu của đôi trẻ cũng sẽ hạnh phúc, ấm áp như ngọn lửa đèn cầy. Thông thường, đèn cầy của người theo đạo Phật hoặc không theo đạo là đèn cầy long phụng màu đỏ, đèn cầy của người theo đạo Thiên Chúa thường là màu hồng.

3. Nghi lễ gia tiên tại họ nhà gái:
Khi nhà trai tới thưa chuyện về hôn nhân của đôi uyên ương và ngỏ ý đón cô dâu mới về nhà, họ nhà gái sẽ đồng ý để con mình đi làm dâu. Trước khi cô dâu về nhà chồng, cả chú rể và cô dâu phải lên làm lễ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.
- Thành phần tham gia: Bố mẹ cô dâu hoặc đại diện gia đình nhà gái và cô dâu chú rể. Nhà trai không tham gia vào lễ gia tiên tại nhà gái.
- Nghi thức: Bố cô dâu hoặc đại diện nam giới trong họ nhà gái sẽ là người thắp hương, lên đèn trên bàn thờ, đồng thời cũng là người đọc bài khấn trước tổ tiên. Bài khấn này thường được các gia đình xin tại chùa. Cô dâu chú rể sẽ làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc người đại diện. Lễ cúng gia tiên thường diễn ra nhanh chóng để cô dâu kịp giờ về nhà chồng.
4. Nghi lễ gia tiên tại họ nhà trai:
Theo đúng nghi lễ truyền thống, trước khi cô dâu lên đường về nhà chồng, người chủ hôn sẽ đốt hương để xua đuổi những điều xấu không theo chân đôi uyên ương về nhà. Đoàn đưa dâu của nhà gái và rước dâu của nhà trai sẽ cùng nhau về nhà trai để trình diện họ hàng, tổ tiên.
Ở miền Bắc và miền Trung, mẹ cô dâu sẽ không được đưa con về nhà chồng để tránh nỗi buồn chia cách. Nhưng người miền Nam lại có suy nghĩ phóng khoáng nên nhiều gia đình không kiêng nể việc mẹ đưa con gái về nhà chồng. Khi đoàn rước dâu về tới nhà trai, cô dâu chú rể sẽ tiếp tục làm lễ ra mắt tổ tiên tương tự như nghi lễ tại họ nhà gái.
- Thành phần tham gia: Một số gia đình chỉ có bố mẹ chú rể và đôi uyên ương tham gia vào lễ thắp hương trên bàn thờ. Tuy nhiên, một số gia đình khác lại sửa soạn một bàn thờ nhỏ đặt trong phòng khách để tượng trưng cho bàn thờ gia tiên và tất cả thành phần đoàn đưa, rước dâu đều được chứng kiến nghi lễ này.
- Nghi thức: Bố chú rể hoặc đại diện nam giới trong họ nhà trai cũng sẽ là người thắp hương, lên đèn trên bàn thờ và đọc bài khấn báo cáo tổ tiên. Cô dâu chú rể sẽ làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc người đại diện. Sau khi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, cô dâu chú rể sẽ cùng cúi lạy bố mẹ chú rể và mời nước các bậc cao tuổi trong nhà.
Để lễ gia tiên diễn ra suôn sẻ nhất, hai gia đình cần chuẩn bị các lễ vật chu đáo và sửa soạn, dọn dẹp bàn thờ cũng như hướng dẫn đôi trẻ thực hiện nghi lễ chỉn chu, trang trọng nhất.
Trong thời buổi xã hội hiện đại và phát triển như ngày nay kéo theo rất nhiều thay đổi trong đời sống, tuy nhiên mỗi cá nhân chúng ta cần lưu giữ và phát huy truyền thống phong tục và bản sắc dân tộc Việt Nam từ muôn đời nay.
Tags: cúng gia tiên, cung gia tien, hóa chân hương, hoa chan nhang, nghi thuc le gia tien, không gian thờ, khong gian tho, lập bàn thờ, lap ban tho, tho cung gia tien the nao cho dung, văn cúng gia tiên, van cung gia tien, bài cúng gia tiên,  bai cung gia tien, tho cung gia tien, văn khấn gia tiên, van khan gia tien, bài khấn gia tiên, bai khan gia tien, bàn thờ gia tiênban tho gia tien

Bày cách hóa chân hương ngày Tết thế nào cho đúng?

Mỗi dịp năm hết Tết đến, con cháu trong nhà thường tiến hành công việc dọn dẹp bàn thờ tổ tiên. Việc này đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa lớn thê hiện tấm lòng thành của con cháu những người còn sống tưởng nhớ tới tổ tiên ông bà những người đã khuất. Lau dọn bàn thờ và hóa chân hương trong mỗi dịp này làm sao cho tươm tất không phải ai cũng biết.

Bao đời nay, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi...Chính vì vậy, việc lau dọn hóa chân nhang cũng như cúng gia tiên thế nào cho đúng được rất nhiều người quan tâm.

Những điều cần lưu ý khi lau dọn ban thờ và hóa chân nhang:

Vào cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ gia tiên, là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ. Có 2 thời điểm bao sái: Một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; Hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp).
Trước khi dọn ban thờ và đồ thờ cúng, gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng và chuẩn bị hoa quả đặt lên, sau đó thắp hương để thông báo cho tổ tiên và thần linh biết rằng gia chủ chuẩn bị dọn dẹp ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh đi nơi khác một thời gian để con cháu lau dọn.
Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng. Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để lau sạch bàn thờ.
Về nguyên tắc chúng ta chỉ nên di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,... còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không nên xê dịch. Khi lau bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa, ngũ vị hương... lau cho sạch.
Sau khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương nhưng phải để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương đã tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung.
Một điều vô cùng quan trọng là chúng ta luôn giữ sự thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên khi thực hiện công việc này.
Tagscúng gia tiên, cung gia tien, hóa chân hương, hoa chan nhang, nghi thuc le gia tien, không gian thờ, khong gian tho, lập bàn thờ, lap ban tho, tho cung gia tien the nao cho dung, văn cúng gia tiên, van cung gia tien, bài cúng gia tiên,  bai cung gia tien, tho cung gia tien, văn khấn gia tiên, van khan gia tien, bài khấn gia tiên, bai khan gia tien, bàn thờ gia tiênban tho gia tien

Đồ đồng Việt Dovi

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by dothocungviet.com | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi , Sửa bếp từ tại nhà , Sửa bếp từ tại hà nội , Sửa bếp điện từ , sua bep tu